KỸ THUẬT NUÔI CÁ DÌA TRONG AO ĐẤT

Thứ sáu - 03/06/2022 04:25
Nuôi trồng thủy sản được xem là ngành kinh tế quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của biến đổi khí hậu làm môi trường nuôi bị suy thoái dẫn đến dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra phức tạp, kéo dài qua nhiều năm và trở nên trầm trọng. Hậu quả là nhiều ao nuôi tôm bị bỏ hoang, đời sống của người nuôi gặp nhiều khó khăn.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
           Nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, giảm thiểu rủi ro do độc canh con tôm mang lại và hướng tới nghề nuôi ổn định, bền vững.
Cá dìa là loài cá nhiệt đới phân bố từ đông Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Nhiệt độ thích hợp cho cá phát triển từ 24 - 280C đối tượng này là loài rộng muối có thể sống ở vùng nước lợ, mặn có độ sâu trên 6m.  Cá con sống quanh các rễ cây nơi có bóng râm ở vùng rừng ngập mặn, vịnh nước nóng và cửa sông, khi trưởng thành chúng sống ven biển nhưng thường ra vào các sông ngòi và cửa sông, thức ăn chủ yếu là tảo đáy và các loại rong.
        Ở giai đoạn ấu trùng cá dìa ăn phù du, sang giai đoạn con non và con trưởng thành lại dinh dưỡng hoàn toàn bằng rong cỏ hữu sinh và mùn bã hữư cơ. Ở các cơ sở sản xuất giống nhân tạo cá dìa sau khi nở 36 - 38 giờ dinh dưỡng bằng luân trùng ấu trùng nauplius, thức ăn nhân taọ phụ thuộc vào cở miệng và giai đoạn phát triển của cá.
Với cá bố mẹ chất lượng và số lượng của chế độ ăn là yếu tố quan trọng đối với sự thành thục. Hầu hết con cái được cho ăn thức ăn công nghiệp chứa 40% prôtêin, bổ sung mực tươi đẻ đều mỗi tháng, khi thêm lecitin dầu gan cá hoặc cả hai vào chế độ ăn sự đẻ trứng diển ra trong vòng ít nhất là 4 tháng liên tiếp.
Sau 1 năm tuổi kích cở của cá đạt 152mm, sau 2 năm đạt 229mm, sau 3 năm có kích thước trung bình là 272mm tốc độ tăng chiều dài của cá dìa năm đầu tiên là cao nhất 152mm, năm thứ 2 chỉ tăng thêm 70mm, năm thứ 3 chỉ còn tăng 45mm.
 Mùa sinh sản của cá dìa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Cá con có kích thước 0,5 cm – 1cm xuất hiện tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, 10 rộ nhất vào các tháng 7, 8.
Để nuôi cá dìa trong ao đất đạt kết quả cao, người nuôi cần lưu ý:
1. Thiết kế và xây dựng ao
Ao nuôi: hình chữ nhật hoặc hình vuông với diện tích từ 1.000 - 10.000m2, tốt nhất là 3.000 - 5.000m2, độ sâu trung bình 1,5 - 2,0m nước.
Ao nuôi chủ động được nguồn nước sạch và dễ thay nước, không bị cớm rợp đảm bảo mặt nước được thông thoáng nhằm tăng cường khả năng hoà tan oxy từ không khí vào nước.
Bờ ao chắc chắn, cao hơn đỉnh triều để tránh thất thoát khi mưa lớn. Nếu có điều kiện nên kè bờ bằng bê tông hoặc xây gạch để hạn chế xói lở khi vận hành máy quạt nước. Ao nuôi cá bờ ao phải gia cố chắc chắn.
Mi ao cần có cống cấp và tiêu nước riêng để thuận tiện cho việc thay đổi nước. Đáy ao bng phẳng và dốc về cng thoát nưc.
2. Cải tạo ao
- Đối với ao nuôi mới: Cho nước vào, nước ra 2 - 3 lần rồi tiến hành diệt tạp và gây màu nước như đối với ao củ.
-Đối với ao cũ: Trước tiên, tiến hành hút cạn ao và nạo vét bớt lớp bùn đáy, phát quang bụi rậm và cây cỏ quanh ao, bắt hết cá tạp, tiến hành tu sửa bờ ao, lấp các hang hốc và các chỗ rò rỉ
 Tiến hành bón vôi với liều lượng từ 7 – 10 kg/100 m2. Trồng rong trong ao để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá dìa trong quá trình nuôi.  Sau đó cho nước vào ao nuôi kết hợp với bón phân gây màu nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên. Nguồn nước bơm vào ao phải được đưa qua lưới lọc để ngăn cá tạp theo nước vào ao
Lưu ý:
  - Sau mỗi vụ nuôi, phải phơi khô cứng nền đáy ao nuôi khoảng 1-2 tháng để tiêu diệt các mầm bệnh, khoáng hóa và phục hồi môi trường nền đáy.
  - Không lấy nước vào ao khi: i) nước ngoài kênh/mương có nhiều váng bọt, màng nhầy, nhiều phù sa; ii) nguồn nước nằm trong vùng có dịch bệnh; iii) nước có hiện tượng phát sáng vào ban đêm.
  - Kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước ao nuôi đảm bảo trong ngưỡng thích hợp trước khi thả giống:
            + Hàm lượng oxy hòa tan (DO): > 4 mg/l
            + pH: 7-9 (Dao động trong ngày không quá 0.5)
            + Độ mặn: 15-20‰
            + Độ kiềm: 80-120mg/l
            + Độ trong: 30-40cm
            + NH3: <0 0,1mg/l (Độ độc của khí NH3 tăng khi pH tăng lên)
            + H2S: < 0,01 mg/l (Độ độc của khí H2S tăng khi độ pH giảm xuống)
- Đối với những hộ nuôi có ao lắng thì khi cải tạo ao nuôi củng nên cải tạo ao lắng. Không diệt tạp ở ao nuôi mà chỉ diệt tạp ở ao lắng.
3. Chọn giống và thả nuôi
- Cá dìa giống thường được đánh bắt, thu gom ngoài tự nhiên, nên chọn cá có màu sắc tươi sáng, không dị hình, vây vảy hoàn chỉnh, không bị sây xát, lỡ loét. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ tốt nhất là 20-25g/con trở lên.
- Thả giống vào lúc trời mát, thời gian thả 6-9 giờ sáng hoặc 5-7 giờ chiều, tránh lúc trưa nắng nhiệt độ cao. Nếu giống được vận chuyển kín thì ngâm túi chứa tôm, cá trong ao 15-20 phút sau đó mở túi để nước trong ao vào túi từ từ rồi thả ra ngoài. Nếu vận chuyển hở thì chúng ta đưa thùng vận chuyển xuống ao cho nước ao vào sau đó nghiên dụng cụ để tôm, cá tự bơi ra ngoài.
        - Mật độ thả nuôi: Cá dìa: 6 - 8cm, mật độ 2 - 3con/m2
4. Chăm sóc quản lý ao
-Thức ăn: Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi Cá dìa là thức ăn công nghiệp và các loại rong có sẵn trong ao hoặc thu vớt từ tự nhiên
-Chế độ cho ăn: Cho cá ăn ngày 2 lần, thời gian cho ăn vào buổi sáng: 7 - 8 giờ và buổi chiều: 16 - 17 giờ. Lượng và loại thức ăn như sau:         
 
Cỡ cá (cm) Loại thức ăn Lượng thức ăn
(% Trọng lượng thân)
1-2 Thức ăn công nghiệp viên bột, mảnh  >40% đạm 10-15
3-5 Thức ăn công nghiệp viên,  >40% đạm 8-10
6-8 Thức ăn công nghiệp viên,  >40% đạm 3-5
>8 Thức ăn công nghiệp viên,  >40% đạm 2-3
Ngoài ra, cá dìa có thể sử dụng rong tảo tự nhiên có trong ao để làm thức ăn. Nếu rong trong ao không có thì vớt rong ngoài tự nhiên để làm thức ăn cho cá.
Định kỳ bổ sung: vitamin C với liều lượng: 5g/kg thức ăn, men tiêu hoá: 5g/kg thức ăn kết hợp với dầu mực: 10 -15 ml/kg thức ăn
Quan sát tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến thời tiết để tính toán lượng thức ăn cho phù hợp
5. Chăm sóc và quản lý
- Thường xuyên theo dõi mực nước trong ao nuôi để đảm bảo độ sâu thích hợp.
       - Thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường trong ao ương để có biện pháp xử lý kịp thời
       - Theo dõi các diễn biến thời tiết vào mùa mưa lũ để có biện pháp ứng phó
       - Thường xuyên kiểm tra bờ ao và đăng cống nhất là khi mưa bão để tránh cá bị thất thoát ra ngoài.
6. Sau thời gian nuôi 04 tháng, khi cá đạt kích thước 200 - 250g/con thì có thể tiến hành thu hoạch
*Một số bệnh thường gặp
1. Bệnh do Virus
          - Thường gặp là hội chứng VNN (Viral Neutral Necropsis). Triệu chứng thường gặp là cá bơi mất phương hướng, nổi lập lờ trên mặt nước và thường chết hàng loạt. Các cơ quan bị nhiễm thường gồm não bộ và mắt. Cá bệnh thường có tỷ lệ chết cao và nhanh
          - Phòng trị: Chưa có biện pháp chữa bệnh, chủ yếu là phòng bệnh tổng hợp Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá, tránh làm sốc cá khi vận chuyển và thả giống. Nuôi mật độ vừa phải, tránh thả quá dày để tăng cường khả năng kháng bệnh.
2. Bệnh do Vi khuẩn
          - Dấu hiệu thường gặp là: lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết hoặc không.
          - Nguyên nhân: Đã phân lập được một số loài Vibrio trong đó có hai loài V. alginolyticus, V. vulnifcus và 1 loài Pseudomonas sp.
          - Phòng bệnh: Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống ương nuôi, bảo quản tốt thức ăn của cá. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh cao
          - Trị bệnh: dùng Tetracyline với liều lượng 200 mg/kg thức ăn và vitamin C với lượng 30 mg/kg thức ăn, sử dụng cho cá trong 5 - 7 ngày liên tục. Tắm nước ngọt cho cá bị bệnh 10 - 15 phút, sau đó xử lý bằng các loại thuốc hoặc hóa chất sau: Dùng Tetracyline với liều lượng: 10 - 20 g/m3 nước, thời gian tắm cho cá 15 - 30 phút; hoặc hòa tan dung dịch Formol 50 - 100 ml vào thùng chứa 100 lít nước biển để tắm liên tục 4 - 5 ngày cho cá, theo dõi hoạt động của cá. Chú ý, khi tắm cho cá phải kết hợp sục khí mạnh.
3. Bệnh do kí sinh trùng
          - Các cơ quan bị nhiễm thường là mang và bề mặt thân với biểu hiện là mang có màu nhạt, cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Ký sinh trùng sẽ phá huỷ các mô của ký chủ, tạo dịch nhày bám trên mang gây khó khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể chết hàng loạt
          - Nguyên nhân: Do loại trùng bánh xe Trichodina sp. sống ký sinh trong mang và da cá.
          - Điều trị: Tắm cá bằng dung dịch formalin 70 - 150ppm trong 30 - 60 phút kèm sục khí mạnh hoặc bằng formalin 25 ppm trong 1 - 2 ngày kèm sục khí mạnh.
Phan Thị Mỹ Nhung - Trạm Khuyến nông TP Đông Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây