MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG TRONG MỪA MƯA NĂM 2022

Thứ năm - 08/09/2022 23:42
Năm 2022, thời tiết diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển các loại cây trồng. Mặt khác, giá cả phân bón tăng cao làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh làm nhiều vườn cây sinh trưởng, phát triển kém và nhiễm nhiều đối tượng dịch hại.Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh:Cây hồ tiêu diện tích nhiễmtuyến trùng 341 ha, bệnh chết nhanh 21 ha, bệnh chết chậm 132 ha, bệnh thán thư 179 ha, bệnh đốm lá 111 ha, rệp sáp 90 ha; cây cà phê diện tích nhiễm bệnh khô cành 850 ha, bệnh thán thư870 ha, rệp 80 ha, bệnh rỉ sắt 140 ha; cây cao su diện tích nhiễm bệnh xì mủ103 ha, bệnh loét sọc mặt cạo 105ha;…
        Theo Dự báo của Đài Khí tượng-Thủy văn tỉnh Quảng Trị, mùa mưa năm 2022sẽđến sớm hơn so với trung bình hàng năm,lượng mưa đạt xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ là điều kiện rất thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh tiếp tục phát sinh, phát triển và gây hại nặng trên diện rộng.Để kịp thời chăm sóc và ngăn ngừa, hạn chế sự lây lan các đối tượng dịch hại ra diện rộng trong mùa mưa, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:
+ Đối với cây hồ tiêu:
          Tạo hệ thống thoát nước trong mùa mưa:Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40 - 50 cm (3 hàng ngang một rãnh, 3 hàng dọc 1 rãnh), nếu đất có độ dốc cao thì đào theo hình xương cá; đào rãnh thoát nước chính sâu trên 50 cm xung quanh vườn.Vào đầu mùa mưa những vườn nào có bồn giữ nước quanh gốc cần phải phá bỏ để chống đọng nước.
          Khi bắt đầu mùa mưa, đất đủ ẩm, tiến hành bón phân theo quy trình (mỗi gốc tiêu cần bón:10-15 kg phân chuồng hoai mục đã được ủ với chế phẩm Trichoderma, 0,1-0,2 kg urê, 0,3-0,4 kg phân lân, 0,06-0,1 kg phân kali, bổ sung thêm 0,1-0,2 kg vôi bột rắc quanh gốc); kết thúc mùa mưa bón 0,1-0,2 kg urê, 0,06-0,1 kg phân kali.
         Vệ sinh vườn tiêu, tỉa bớt cành của cây choái; cắt cành, dây lươn sát mặt đất để gốc tiêu thông thoáng, giảm độ ẩm, bón vôihạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên.
Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm bệnh chết nhanh, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn tiêu rồi đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. 
Đối với những vườn hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh cần xử lý bằng các loại thuốc đặc hiệu có hoạt chất Phosphonate, metalaxyl,... (như Agrifos-400, Ridomil Gold 68WP, Mataxyl 500WP,...)bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
+ Đối với cây cà phê:
        Trên vườn cà phê kiến thiết cơ bản:Vệ sinh vườn, đào rãnh thoát nước để vườn cây thông thoáng, không bị ngập úng. Xử lý thuốc phòng trị các loại bệnh trong mùa mưa như: bệnh thán thư, rỉ sắt, nấm hồng,...;những cây bị vàng lá, thối gốc nặng không có khả năng phục hồi cần đào, nhổ đem tiêu hủy sau đó bón vôi vào hố để tránh lây lan. 
        Trên vườn cà phê kinh doanh:Tiến hành bón phân khi đất đủ ẩm bằng các loại phân đặc hiệu để nuôi quả; chú ý tăng cường bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh.Sau các đợt mưa lớn cần kiểm tra vườn để vun gốc, cố định cây khi bị đổ ngã và khơi thông dòng chảy không để nước đọng trên vườn.Sau khi thu hoạch cần làm cỏ, vệ sinh vườn, cắt tỉa cành chùm, cành tổ quả, cành tăm, chồi vượt, bón phân bổ sung dinh dưỡng để phục hồi cây, xử lý thuốc ở những vườn bị sâu bệnh.
+ Đối với cây cao su: Tiến hành dùng các loại phân chuyên dùng cho cây cao su có hàm lượng đạm và kali cao như NPK 16-8-16,…với lượng bón từ 0,5-0,7 kg/cây; kết hợp các biện pháp chăm sóc, thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những cây bị bệnh,chú ý bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo, thối mốc mặt cạo, rụng lá mùa mưa,...
+ Đối với các loại cây ăn quả, cây có múi:
         Đào rãnh thoái nước, không để nước đọng trong vườn.Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.
Bón phân hữu cơ hoai mục đã được xử lý chế phẩm Trichoderma khi đất đủ ẩm, lượng phân bón từ 10-15kg/gốc. Ngoài ra, phun thêm các loại phân bón vi lượng để cây sinh trưởng và phát triển, chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất thuận trong mùa mưa bão.
Xử lý các đối tượng sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, ruồi đục quả, ngài mặt đỏ,bệnh chảy gôm…
+ Đối với các loại cây rau, màu vụ Đông:
         Cây Ngô: Đối với chân đất thấp, dễ bị ngập úng cần phải làm luốngcao từ 20-30 cm hoặc cao hơn tùy điều kiện cụ thể để ruộng dễ thoát nước vàthoát nước nhanh. Mặt luống rộng 1,2-1,5 m, cách 2-3 luống bố trí một rãnhthoát nước. Tiến hành bón phân theo quy trình (mỗi 1 ha Ngô nếp cần bón: 7-8tấn phân chuồng hoai mục, 200-250 kg urê, 300-400 kg lân, 100-120 kg kali, 500 kg vôi; Ngô lai: 10-12 tấn phân chuồng hoai mục, 300-400 kg urê, 400-500 kg lân, 160-200 kg kali, 500 kg vôi).
        Cây rau các loại: Lên luống, làm rãnh thoát nước, thường xuyên xới xáolàm cỏ, vun gốc cho rau đặc biệt là sau những trận mưa làm cho đất bị bí chặt,bón phân đúng quy trình theo đặc điểm của từng loại rau. 
Xử lý thuốc phòng trừ sâu keo mùa thu hại ngô, các loại sâu ăn lá, bệnh thối gốc rễ, thán thư, sương mai… hại các loại rau màu. Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học độc hại, ưu tiên sử dụng các loại thuốc thảo mộc, thuốc sinh học,... để phòng trừ dịch hại. Chú ý đảm bảo thời gian cách ly khi sử dụng các loại thuốc BVTV.
Lê Văn Tùng-Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Quảng Trị

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây