DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ TỪ 16/9/2022 – 15/10/2022

Thứ hai - 03/10/2022 22:48
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
1. Trên cây lúa: Chuột, bệnh khô vằn, lem lép hạt... tiếp tục gây hại trên lúa trà muộn và vùng miền núi.
Biện pháp phòng trừ: Tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi khẩn trương thu hoạch những diện tích còn lại. Theo dõi các đối tượng sâu bệnh trên lúa muộn và vùng miền núi như bệnh khô vằn, lem lép hạt,...
2. Trên cây hồ tiêu: Rệp sáp, tuyến trùng, bệnh đốm lá, thán thư,... tiếp tục phát triển; bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch, có thể hại nặng ở các vườn thoát nước kém.
Biện pháp phòng trừ:
- Tạo hệ thống thoát nước trong mùa mưa: Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40 - 50 cm, nếu đất có độ dốc cao thì đào theo hình xương cá; đào rãnh thoát nước chính sâu trên 50 cm xung quanh vườn; những vườn nào có bồn giữ nước quanh gốc cần phải phá bỏ để chống đọng nước.
- Vệ sinh vườn, thực hiện các biện pháp chăm sóc, theo dõi và xử lý thuốc trên những vườn tiêu bị sâu bệnh. Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl+ Mancozeb; Metalaxyl... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
3. Trên cây cà phê: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành,... tiếp tục gây hại nhiều nơi ảnh hưởng đến phát triển quả, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Tiến hành xử lý thuốc phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, tăng cường chăm sóc để quả phát triển tốt.
4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại trên các vườn đang bị bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi.
5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại trên các diện tích chưa thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ: Thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn bị bệnh sau thu hoạch đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các bờ thửa, hàng rào. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn cũng như vận chuyển từ nơi khác đến, nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh./.

 
CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây