KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2022-2023

Thứ sáu - 01/12/2023 02:57
Thực hiện Kế hoạch số 04/KH-BCĐ ngày 13/4/2022 của Ban Chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Quảng Trị về tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2022-2023, thời gian qua Ngành Nông nghiệp đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng nhằm tuyên truyền các nội dung về đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân vềthực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CUỘC VẬN ĐỘNG 	 “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”  LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT GIAI ĐOẠN 2022-2023
      Bên cạnh công tác thông tin, tuyên truyền Ngành đã tham mưu ban hành một số chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, các hộ sản xuất nông nghiệp trong việc xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và Chương trình mỗi xã một sản phẩm; Xây dựng chính sách và áp dụng các biện pháp thích hợp để hỗ trợ hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông sản để tăng cường liên kết trong chuỗi hàng Việt Nam gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm;
      Ngoài ra, Ngành đã phối với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn; trọng điểm là các hộ sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; đảm bảo các xã được công nhận nông thôn mới có hình thức tổ chức sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm; Tiếp tục thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; kêu gọi, liên kết các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất nền nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm nông nghiệp; Tổ chức các buổi hội thảo liên kết nhà sản xuất với người tiêu dùng. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ-công nghệ, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, phối hợp bảo vệ thương hiệu sản phẩm các mặt hàng nông nghiệp cho nhà sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
       Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều kết quả tích cực đã và đang được phát huy trong việc đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu nông sản trên địa bàn. Cụ thể:
  • Tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 99/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 về nội dung, mức hỗ trợ trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 162/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về việc quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, vật nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026; Quyết định số 2784/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển một số liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 30/12/2022 về Phát triển sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ dầu Trẩu trên địa bàn huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2023-2026, định hướng đến năm 2030.
  • Tiếp tục xây dựng các hợp tác liên kết với các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: Công ty cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, Công ty cổ phần nông sản hữu cơ Quảng Trị, Hợp tác xã Nông sản sạch Triệu Phong, Công ty Sông Gianh, Trung tâm giống Nông nghiệp Quảng Trị, Công ty Cổ phần giống cây trồng Thừa thiên Huế, Công ty giống cây trồng Đồng Tâm, Công ty TNHH Pun Coffee, Công ty CP sản xuất và nhập khẩu quế hồi Việt Nam, Công ty CP Agri-Dynamics Việt Nam, Công ty cổ phần Nafoods Tây Bắc, công ty Slow Forest Coffee, Công ty TNHH tinh dầu tràm Bảo Ngọc, HTX dược liệu Trường Sơn, Công ty TNHH MTV Musa Pacta, Công ty TNHH ViTad,… tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên 6.584 ha (sắn 3.000 ha, lúa 1.784 ha, cà phê 1.200 ha, dược liệu 300 ha, hồ tiêu 150 ha, chanh leo 100 ha, cây ăn quả có múi 50 ha). Thông qua các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giúp các địa phương ổn định đầu ra, yên tâm sản xuất và lợi nhuận mang lại cao hơn 20% so với sản xuất truyền thống.
  • Chỉ đạo triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP. Đến nay, toàn tỉnh có 115 sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm đạt 4 sao, 73 sản phẩm đạt 3 sao. Trong 58 chủ thể OCOP có 16 doanh nghiệp, 16 hợp tác xã, 04 tổ hợp tác và 22 hộ sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong năm 2023, có 82 ý tưởng sản phẩm được đăng ký chứng nhận OCOP; trong đó có 52 ý tưởng sản phẩm mới, 27 sản phẩm đăng ký đánh giá lại và 03 sản phẩm đăng ký nâng hạng và có thêm 6-7 HTX đăng ký tham gia Chương trình OCOP. Phối hợp với Sở Công thương Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh, Bưu điện tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt dộng xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP, đã có trên 95% sản phẩm OCOP tham gia các sàn thương mại điện tử…
Mặc dù đạt được những kết quả nổi bật nhưng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn tồn tại những vấn đề cần khắc phục:
    • Nhiều HTX, THT khó tiếp cận được nguồn vốn từ các chính sách, các nguồn vốn vay của các ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.Công tác dồn ghép, tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất còn khó khăn (diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Quảng Trị chỉ đạt 0,2 ha), dẫn đến việc ứng dụng khoa học công nghệ, liên doanh, liên kết trong sản xuất còn hạn chế, từ đó việc chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm.
    • Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản thực phẩm trên địa bàn tỉnh có quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún nên khó áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến vào trong sản xuất nên chất lượng sản phẩm và giá cả chưa có sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập; Hơn nữa, phần lớn các sản phẩm tươi sống bày bán trên thị trường chưa được đóng gói có bao bì nhãn mác.
    • Tỉnh đã có một số chính sách về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhưng do nguồn lực hạn chế nên hiệu quả và tác động của các chính sách trên địa bàn chưa thực sự tạo được đòn bẩy cho phát triển sản xuất.
    • Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn thiếu các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh đầu tư liên kết sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, đặc biệt là nông sản mà Quảng Trị có lợi thế như: Lúa hữu cơ, dược liệu, chanh leo, cà phê Arabica, hồ tiêu, chuối...
    • Nhiều chuỗi liên kết sản xuất còn thiếu tính bền vững do thiếu các chế tài xử lý cũng như tính “chuyên nghiệp” của các bên tham gia liên kết còn thấp;
    • Một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp vẫn mang tư tưởng kinh doanh chụp giật, chưa có tính đồng bộ, nhất quán với các hệ thống bán lẻ của mình; bên cạnh đó, công tác quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội, thông tin đại chúng còn hạn chế.
       Để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, thời gian tới cần có những giải pháp thúc đẩy đồng bộ, quyết liệt hơn nữa như:
  • Tăng cường vai trò lãnh chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức, triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc vận động;
  • Đẩy mạnh công tác liên doanh, liên kết bền vững, chặt chẻ giữa các bên trong chuỗi; tăng cường ứng dụng các tiến bộ KHCN, nhất là các công nghệ mới, thân thiện với môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận an toàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
  • Đồng hành, hỗ trợ các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đẩy mạnh công tác liên kết vùng sản xuất, liên kết các khâu sản xuất nhằm tạo ra nguồn sản phẩm mang tính hàng hóa cao; tăng cường công tác hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm…
  • Có những chính sách, chế tài đủ mạnh để thúc đẩy phát triển liên doanh, liên kết sản xuất bền vững…
       Tăng cường kiểm tra, giám sát về đảm bảo chất lượng ATTP, giám sát quy trình sản xuất, hậu kiểm các sản phẩm OCOP đã được công nhận nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP, bảo vệ uy tín và phát triển thương hiệu OCOP; kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nông - lâm - thủy sản trên địa bàn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây