QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN THEO CHUỖI

Chủ nhật - 20/12/2020 20:28
Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung, thực phẩm nông lâm thủy sản chưa bao gói trên thị trường phần lớn không có thông tin rõ ràng, nguyên nhân sâu xa gắn với nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam mang tính nhỏ lẽ, manh mún, tự cung tự cấp, sản xuất theo mùa vụ, việc kinh doanh buôn bán qua nhiều trung gian. Do đó, người tiêu dùng khó phân biệt thực phẩm an toàn và không an toàn, điều này tạo ra tâm lý không an tâm khi sử dụng thực phẩm.
          Để giải quyết vấn đề trên, ngày 20 tháng 7 năm 2016 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 3075/QĐ-BNN-QLCL quyết định về việc Hướng dẫn xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
Thực phẩm không có thông tin về nguồn gốc gây khó khăn cho công tác quản lý về an toàn thực phẩm, có nguy cơ về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, không phân biệt được sản phẩm sản xuất từ vùng an toàn với vùng khác. Đặc biệt là gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm không an toàn hoặc khi xảy ra ngộ độc thực phẩm thì khó ngăn chặn.
         Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm thiết lập, kết nối cung cầu đưa thực phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm đến tay người tiêu dùng ngày càng trở nên cấp thiết. Ngoài ra, chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp, giúp các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát được an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác đánh bắt đến chế biến kinh doanh và phân phối, truy xuất nguồn gốc và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
        1. Về đối tượng, phạm vi áp dụng: Việc xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn áp dụng đối với tất cả sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn được cấp cho cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp.
+ Việc xác nhận được thực hiện theo yêu cầu tự nguyện của chủ cơ sở kinh doanh.
         2. Về tiêu chí xác nhận:
- Đối với chuỗi liên kết cung ứng thực phẩm giữa cơ sở sản xuất với cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm:
+ Sản phẩm bán tại cơ sở kinh doanh có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo quy định để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
+ Sản phẩm được sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh tại các cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Sản phẩm ban đầu (trồng trọt/chăn nuôi/nuôi trồng/khai thác/đánh bắt) trong chuỗi cung ứng được chứng nhận VietGAP hoặc ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm (đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẽ) 
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm.
+ Có quy trình và cơ chế giám sát về an toàn thực phẩm toàn chuỗi sản phẩm và được cơ quan chức năng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt yêu cầu ở tất cả các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm (cơ sở sản xuất ban đầu của chuỗi không yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP, các chứng chỉ tương đương hoặc đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
- Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đáp ứng các quy định, qui chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực phẩm
- Chủ cơ sở kinh doanh có đơn đề nghị cấp giấy xác nhận sản phẩm an toàn
- Kinh phí xác nhận:
+ Kinh phí chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ tài chính
+ Kinh phí lấy mẫu, kiểm nghiệm giám sát trước khi xác nhận do chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm tự nguyện đăng ký để được xác nhận chi trả hoặc kinh phí nhà nước hỗ trợ (nếu có).
+ Kinh phí kiểm tra, xác nhận chuỗi cung ứng, giám sát sau xác nhận được nhà nước hỗ trợ.
          3. Cơ quan xác nhận: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
          4. Quy trình xác nhận:
- Cơ sở kinh doanh có nhu cầu xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đăng ký với cơ quan xác nhận là Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản để được xem xét xác nhận.
- Khi nhận được đăng ký của cơ sở, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan xác nhận tiến hành thẩm tra và nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chí nêu trên thì tiến hành xác nhận cho cơ sở.
- Trường hợp chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chí cơ quan tiếp nhận hồ sơ xác nhận sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
- Việc xác nhận được áp dụng cho từng sản phẩm cụ thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo tiêu chí nêu tại mục 2.
- Sau khi xác nhận cơ sở được cấp giấy xác nhận, lôgô xác nhận sản phẩm an toàn. Các cơ sở tham gia chuỗi cung ứng đã được xác nhận được phép sử dụng lôgô để in trên nhãn, tem nhận diện, bao bì quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
         Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chủ động liên kết, hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn nhằm đưa ra thị trường những thực phẩm đảm bảo an toàn.
        Xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trong sản xuất nông nghiệp là bước đi đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế, góp phần nâng cao giá trị sản xuất và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp nước nhà trong bối cảnh  hội nhập Quốc tế.
Trần Quốc Tuấn - CC QLCLNLS TS

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây