Theo Y học cổ truyền: Với tính sát khuẩn, cây bồ hòn có tác dụng sát trùng tốt với các vết thương ngoài da, lá giã nát và đắp lên vết côn trùng đốt làm giảm sưng đau, nhanh lành vết thương, đồng thời giúp làm long đờm, tiêu viêm trong thực quản, rễ sắc uống giúp thanh nhiệt, tan đàm, giải độc, điều trị cảm mạo, sốt cao, ho, khó thở. Trung hòa được dịch vị trong dạ dày, làm giảm chứng hôi miệng, các chứng bệnh liên quan đến thực quản và giúp trị sâu răng. Dân gian thường sử dụng bồ hòn để làm sữa rửa mặt, gội đầu trị gàu và giặt sạch quần áo khỏi chất bẩn…
Theo Y học hiện đại: Quả của cây bồ hòn có khả năng kháng vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus Pyogenes, Staphylococcus Viridans, giảm dịch bệnh ốm sốt, cảm cúm, sốt xuất huyết… Có khả năng tiêu diệt tinh trùng nhờ cao dược liệu có trong cây bồ hòn, giúp ngừa thai ngoài mong muốn. Trị được bỏng do tính kháng viêm cao, kích thích các mô thịt mọc da non, nhanh chóng hồi phục, hút bạch cầu tạo ra bọng nước.
1. Hỗ trợ trị đau nhức răng, chữa hôi miệng, ngừa sâu răng:
Theo các chuyên gia nghiên cứu cho biết, thành phần dầu béo có trong quả bồ hòn có tác dụng trung hòa dịch vị acid, cải thiện van dạ dày, làm sạch lưỡi và khoang miệng giúp giảm chứng hôi miệng hiệu quả. Đồng thời các chất kháng viêm flavonoid có trong cây bồ hòn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng sâu răng, tăng cường sự chắc khỏe của răng.
Cách dùng: Chuẩn bị 5 - 10g hạt bồ hòn khô, giã nát, tán nhuyễn, tán bột quả thành bột mịn, pha với 5ml nước rồi dùng dung dịch vắt này súc miệng, ngậm trong miệng trong khoảng 10 phút thì nhổ. Không súc miệng lại với nước.
2. Diệt sâu, trừ giòi:
Vỏ cây tươi, giã nát, hòa với nước, đem tưới cây có tác dụng diệt sâu bọ.
3. Hỗ trợ điều trị viêm amidan, viêm họng:
Hợp chất kháng khuẩn flavonoid có tác dụng làm dịu các vết sưng đau amidan và vòm họng do vi khuẩn gây ra, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Theo Đông y, tính đắng chát có trong quả của cây bồ hòn có khả năng khắc chế cơn đau do viêm nhanh chóng. Ngoài ra, có thể dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc 1: Vỏ quả bồ hòn đồ chín. Đem phơi khô, tán bột mịn, sau đó dùng một ít bột thổi vào họng.
Bài thuốc 2: Dùng vỏ quả bồ hòn đem rửa sạch, phơi khô và nhai trực tiếp, nuốt lấy nước. Nhai quả trực tiếp, nhai chiết lấy nước nuốt liên tục xuống cổ họng. Một ngày nên nhai 2 quả của cây bồ hòn, duy trì cho đến khi khỏi bệnh.
Hoặc dùng vỏ quả sắc lấy nước và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
4. Bài thuốc trị chứng sốt cao, khó thở và ho do cảm mạo:
Rễ bồ hòn đem sắc uống.
5. Bài thuốc trị ho gà:
Lá bồ hòn đem sắc uống cho đến khi khỏi bệnh.
6. Bài thuốc trị chứng hắc lào:
Củ riềng già 10g và vỏ quả bồ hòn 20g. Tán nhỏ, đem ngâm với cồn 90 độ 20ml. Sau đó dùng cồn thoa lên vùng da cần điều trị.
7. Bài thuốc trị ghẻ và lở loét ngoài da:
Quả bồ hòn, hạt máu chó và hạt củ đậu. Giã nát, nấu với dầu vừng và để nguội, sau đó sau đó thêm bột diêm sinh và hạt củ đậu tán mịn vào. Dùng thuốc thoa lên vùng lở loét đều đặn nhiều lần trong ngày.
8. Trị chứng sốt cao, sốt xuất huyết với cây bồ hòn:
Theo Đông Y, với tính hàn có trong quả bồ hòn, các thầy thuốc thường trị chứng sốt ở trẻ em bằng vị thuốc này. Nó có tác dụng hạ nhiệt cơ thể, đẩy chất độc ra ngoài theo tuyến mồ hôi, giúp hạ sốt nhanh chóng.
Cách dùng: Chuẩn bị 4 - 5 quả bồ hòn khô vỏ. Đun quả bồ hòn với 300ml nước trong 30 phút thì tắt bếp. Cho người đang sốt uống nước đã sắc từ quả của cây bồ hòn liên tục cho đến khi hạ sốt thì dừng.
9. Làm dầu gội từ quả của cây bồ hòn giúp trị gàu, chống nấm:
Thành phần kháng khuẩn flavonoid có tác dụng tiêu diệt các vết viêm nấm, đồng thời gây độc cho chấy rận ký sinh trên da đầu, giảm ngứa. Trong quả bồ hòn có chứa cao dược liệu giúp làm suôn mượt tóc, chứng ngứa do gàu, nuôi dưỡng bề mặt da đầu giúp làm giảm quá trình bong tế bào chết gây ra hiện tượng gàu.
Cách dùng: Chuẩn bị từ 15 - 20 quả khô của cây bồ hòn. Giã nhuyễn quả khô thành bột mịn, trộn đều với 500ml nước và khuấy đều. Sử dụng hỗn hợp này để gội đầu hàng ngày giúp giảm gàu và nấm.
10. Sử dụng quả của cây bồ hòn để giặt quần áo:
Thành phần saponin không chứa kiềm có trong bồ hòn có tác dụng loại bỏ những vết bẩn bám trên vải quần áo mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng vải. Tính kháng khuẩn có trong quả của cây bồ hòn cũng có khả năng loại bỏ tạp chất có hại ngoài môi trường bám dính trên quần áo, đồng thời loại bỏ được mồ hôi và phù hợp với người có làn da nhạy cảm với bột giặt.
Cách dùng: Với 1kg quần áo, chuẩn bị 20-25 quả khô của cây bồ hòn. Giã nhuyễn quả và thả vào trong nước trong 5 phút. Sau đó cho quần áo vào ngâm khoảng 1 tiếng, vò quần áo cho lên bọt và giặt sạch các vết bẩn bám trên quần áo.
11. Làm xà phòng tắm từ quả của cây bồ hòn:
Các thành phần có trong quả bồ hòn rất dịu với da, có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, tẩy tế bào da chết, mang lại làn da dịu dàng. Theo các chuyên gia da liễu cho biết, chất dầu béo có trong quả cây bồ hòn có khả năng dưỡng ẩm cho da, trị viêm nhiễm do bệnh ngoài da gây nên.
Cách dùng: Sử dụng 10 quả bồ hòn xay nhuyễn với nước muối. Dùng hỗn hợp này làm xà phòng tắm hàng ngày, có thể sử dụng để rửa mặt để loại bỏ mụn, bụi bẩn, bệnh ngoài da nhanh chóng.
12. Bài thuốc trị chứng lỵ, tiểu buốt, tiểu ra máu và tiểu nhiều lần:
Vỏ quả bồ hòn. Sắc uống, chia nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày.
13. Bài thuốc phòng ngừa đĩa cắn:
Quả bồ hòn. Chế thành dầu và thoa lên chân, bắp đùi trước khi lội xuống ruộng, ao hồ.
14. Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm xoang:
Rễ bồ hòn, mẫu kinh, lá cây sanh và cây bạc đầu mỗi vị 15g. Đem sắc với 500ml nước còn lại một nửa. Chắt lấy nước và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Bồ hòn không chỉ được sử dụng trong phạm vi nhân dân mà còn được công nhận trên phương diện khoa học. Vì vậy bạn có thể tận dụng dược liệu này để điều trị các bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên nếu có ý định sử dụng bài thuốc uống, bạn nên tìm gặp thầy thuốc để được gia giảm liều lượng thích hợp với tình trạng bệnh lý
Nguyễn Thị Phương Thủy - Trạm Khuyến nông Hướng Hóa