DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ (Từ 16/11/2020 đến 15/12/2020)

Thứ sáu - 18/12/2020 03:43
1. Dự báo SVGH chủ yếu:
1.1. Trên cây lúa: Chuột, ốc bươu vàng, ... phát sinh rải rác trên lúa chét, cỏ dại. 
1.2. Trên cây hồ tiêu: Rệp sáp, tuyến trùng, bệnh đốm lá, chết chậm, thán thư... tiếp tục phát sinh gây hại. Bệnh bệnh chết nhanh có khả năng bùng phát, gây hại nặng ở các vườn thoát nước kém, bị ngập úng.
1.3. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt... tiếp tục lây lan, gia tăng diện tích gây hại.   
1.4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh gây hại và khả năng gây hại nặng tại các vườn đang bị bệnh trong mùa mưa.
2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong tháng tới
2.1. Trên cây lúa
Theo dõi phát sinh của các đối tượng dịch hại trên lúa chét, cỏ dại. Tranh thủ những đợt mưa to tổ chức diệt chuột, thu bắt ốc và trứng OBV để hạn chế gây hại cho vụ tới, chú ý khi tổ chức diệt chuột, thu bắt ốc và trứng OBV cần đảm bảo an toàn cho con người khi nước dâng cao. 
2.2. Trên cây hồ tiêu    
- Nhanh chóng thoát nước cho vườn tiêu sau lũ; Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độ sâu 40 - 50 cm, nếu đất có độ dốc cao thì đào theo hình xương cá; đào rãnh thoát nước chính sâu trên 50 cm xung quanh vườn. 
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn tiêu để đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. 
- Biện pháp hóa học: Đối với những vườn hồ tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh cần xử lý bằng các loại thuốc đặc hiệu như Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo dõi và xử lý thuốc trên những vườn tiêu bị sâu bệnh. Xử lý thuốc ở các vùng bị tuyến trùng, bệnh chết chậm gây hại nặng.
2.3. Trên cây Cà phê: Thu hoạch những diện tích đã chín. Sau thu hoạch tiến hành vệ sinh vườn, chăm sóc, bón phân, xử lý thuốc phòng trừ sâu bệnh giúp cho cây nhanh chóng hồi phục sau đợt cho quả.
2.4. Trên cây Cao su: Kiểm tra vườn, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan bệnh do nấm Phytopthora gây ra. Xử lý các vết cắt thân cành do bão làm gãy bằng mở Vaseline. 
2.5. Trên cây sắn
- Tại những vùng bị nhiễm bệnh khảm lá sắn: Sau thu hoạch tiến hành thu gom toàn bộ tàn dư, cây sắn bị bệnh khảm lá Virus đem đốt, tiêu hủy để tiêu diệt nguồn bệnh, không để tàn dư cây sắn bị bệnh trên các hàng rào, bờ thửa. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá sắn trên địa bàn cũng như vận chuyển từ nơi khác đến; Nghiêm cấm việc vận chuyển thân lá sắn ra khỏi nơi nhiễm bệnh.
- Tiến hành tiêu hủy, xử lý thuốc những diện tích bị nhiễm rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng không để rệp lây lan ra các vùng khác.
2.6. Trên cây ngô: 
Những vùng chuẩn bị trồng ngô vụ đông cần làm sạch cỏ dại xung quanh vườn để hạn chế nơi trú ẩn của sâu keo mùa thu./.
                                               CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BVTV
 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây