Bẫy ảnh - ‘trợ thủ’ đắc lực bảo tồn động vật hoang dã

Thứ năm - 30/05/2024 22:12
Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông có diện tích tự nhiên hơn 37.000 ha nằm trên địa bàn bảy xã phía nam của huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị: Đakrông, Triệu Nguyên, Ba Lòng, Húc Nghì, Ba Nang, Tà Long và A Bung. Với diện tích rộng lớn, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông là “ngôi nhà chung” của rất nhiều loài động quý hiếm, nguy cấp cần ưu tiên bảo tồn.
Bẫy ảnh - ‘trợ thủ’ đắc lực bảo tồn động vật hoang dã
      Trong khuôn khổ thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Ban quản lý dự án VFBC tỉnh phối hợp với Đơn vị thực hiện Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học triển khai hoạt động “Giám sát đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh hệ thống” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông năm 2024 để đánh giá cuối kỳ sự phân bố của các loài thú và chim trên mặt đất. Dự án sẽ triển khai lắp đặt 132 máy ảnh và điều tra mật độ bẫy tại 66 điểm đã được thiết kế.    
      Để nâng cao giá trị đa dạng sinh học trên diện tích được giao quản lý, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông không ngừng khắc phục khó khăn, quyết tâm bảo vệ hiện trạng, không để rừng bị xâm hại. Ngoài tổ chức tuần tra rừng, lập các chốt kiểm soát thường xuyên tại các khu vực nhạy cảm, từ tháng 02/4/2024 đến nay, đơn vị đã lắp đặt hàng loạt các điểm bẫy ảnh nhằm phát hiện, bảo tồn kịp thời các loài động vật quý hiếm. 
      Bẫy ảnh từ khi được sử dụng trên thế giới đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong nghiên cứu và bảo tồn động vật hoang dã. Nó cho phép các nhà khoa học thu thập được những hình ảnh mới lạ về các loài động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng với những thao tác đơn giản và chi phí hợp lý mà không làm xáo trộn đời sống của các loài động vật. Hơn nữa, bẫy ảnh còn lưu lại được nhiều hình ảnh đẹp và độc đáo về thiên nhiên hoang dã mà các nhà nhiếp ảnh khó có cơ hội chụp được. 
      Khi phát hiện nhiệt độ hoặc chuyển động của các loài động vật, máy ảnh sẽ tự động chụp hoặc quay lại hình ảnh trong phạm vi ghi nhận được của bẫy ảnh. Nhờ nguyên lý hoạt động này mà máy đã ghi lại được những hình ảnh, những thước phim sống động về các loài động vật quý hiếm.
      Đến thời điểm này, KBT đã lắp đặt được .... điểm bẫy ảnh, mỗi điểm gồm 2 máy cảm biến hồng ngoại. Các điểm bẫy ảnh được lắp đặt dựa trên ô lưới bản đồ toàn bộ lâm phần do đơn vị quản lý. Dự kiến đến khoảng tháng 6/2024, đơn vị sẽ hoàn thành lắp đặt 66 điểm bẫy ảnh giám sát đa dạng sinh học.
      Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học đã góp phần bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật nguy cấp, quý hiếm tránh khỏi nguy cơ tuyệt chủng./.
Hồ Văn Thình - Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây