TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI KHÔ HẠN TRONG VỤ HÈ THU 2024

Thứ năm - 30/05/2024 22:07
Thực hiện Kết luận số 497-KL/TU ngày 29/12/2023 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 99/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó đề ra mục tiêu năm 2024, tốc độ tăng trưởng nông – lâm – thủy sản đạt 2,5-3%;
TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI KHÔ HẠN  TRONG VỤ HÈ THU 2024
      Xác định năm 2024 là năm tăng tốc bứt phá để hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021 – 2025; trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng dự báo sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước những ảnh hưởng bất lợi do giá cả nhiên, nguyên liệu đầu vào tăng cao; thiên tai dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi diễn biến khó lường trong đó nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn có thể xảy ra trên diện rộng, dịch bệnh trên vật nuôi bùng phát và có nguy cơ lây lan mạnh; bên cạnh đó diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho các dự án phát triển kinh tế xã hội.
      Trong bối cảnh đó, để có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, cụ thể, huy động sự vào cuộc tích cực, mạnh mẽ của các Sở ngành, đặc biệt là các địa phương nhằm chỉ đạo tổ chức sản xuất hiệu quả, thích ứng với bối cảnh được dự báo hết sức khó khăn nêu trên để thực hiện đạt mục tiêu đề ra, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Phương án số 6803/PA-UBND ngày 22/12/2023 về “Tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024”. 
      Tình hình sản xuất nông nghiệp các tháng đầu năm 2024 cơ bản thuận lợi; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tốt; sản xuất lâm nghiệp đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khả quan...Tuy nhiên, theo dự báo của của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, hiện tượng El Nino vẫn duy trì từ nay đến tháng 6/2024, sau đó có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 7 tới tháng 8 với xác suất 75-80%. Nhiệt độ trung bình có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ từ 0.5-1.50C, trong đó tháng 5 cao hơn 1.0-2.00 C. Nắng nóng kéo dài và gay gắt hơn trung bình nhiều năm. Trong mùa khô tổng lượng mưa phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 20-30%. Mực nước trên các sông ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ, tổng lượng dòng chảy trung bình thiếu hụt TBNN cùng kỳ. Lượng dòng chảy trên sông Bến Hải từ tháng 5 đến tháng 7/2024 chỉ đạt từ 10.1-17.2% và thấp hơn từ 82.8-89.9% so với TBNN cùng kỳ, trong tháng 8 dòng chảy tiếp tục thiếu hụt.
      Đến ngày 26/4/2024, tổng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi đạt khoảng 67%, hồ chứa Thủy lợi-Thủy điện Quảng Trị đạt khoảng 72% so với dung tích thiết kế. Với tình hình nguồn nước và dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024 trên địa bàn tỉnh là rất lớn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 
      Trước tình hình đó, thực hiện Chỉ thị thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng chính phủ, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 06/5/2024 về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện.
      Để hạn chế thấp nhất tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu đối với sản xuất và dân sinh, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số giải pháp:
(i).Trên cơ sở Phương án 3355/PA-UBND ngày 06/7/2023 của UBND tỉnh ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025; Phương án 6803/PA-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh về Phương án tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng trong năm 2024; tổ chức rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch phòng chống hạn hán, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, đồng thời xây dựng các kịch bản về nguồn nước trữ trong công trình thủy lợi, khả năng xuất hiện mưa tiểu mãn, xác định cụ thể vùng có nguy cơ hạn hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp với kịch bản đã xây dựng để Xây dựng phương án chống hạn vụ Hè Thu năm 2024 trình UBND tỉnh ban hành kịp thời triển khai thực hiện;
(ii). Tiếp tục tổ chức nghiêm túc Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/01/2024 về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Chỉ thị số 661/CT-BNN-TL ngày 23/1/2024, về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024;
(iii). Tổ chức theo dõi, liên tục cập nhật thông tin dự báo khí tượng thủy văn do các cơ quan chuyên ngành cung cấp để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong vụ Hè thu 2024;
(iv). Phối hợp với Công ty Thủy điện Quảng Trị và các chủ hồ chứa thủy điện trên địa bàn xây dựng, thống nhất kế hoạch điều tiết cho vùng hạ du nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu năm 2024;
(v). Tăng cường áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm cho cây trồng; trường hợp xảy ra thiếu nước, ưu tiên cung cấp cho sinh hoạt, cây trồng có kinh tế cao và nhu cầu thiết yếu khác; thực hiện việc tích trữ nước phân tán theo quy mô nhỏ theo hộ gia đình, nhóm hộ đảm bảo cung cấp nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng cạn;
(vi). Tăng cường thực hiện các giải pháp thủy lợi như nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp trạm bơm giả chiến giúp khơi thông dòng chảy, tận dụng khai thác tối đa nguồn nước hồi quy;
(vii). Tăng cường công tác tuyên truyền về tình hình nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng và các phương tiện truyền thông khác đến chính quyền địa phương, người dân, các tổ chức liên quan chủ động thực hiện giải pháp ứng phó với ảnh hưởng nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn; sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
(viii). Về nước sinh hoạt nông thôn:
      Rà soát, xác định các khu vực có nguy cơ bị thiêu nước sinh hoạt, đánh giá khả năng nguồn nước cấp cho sinh hoạt để xây dựng phương án và tổ chức triển khai các biện pháp cấp nước sạch cho người dân như thiết lập các điểm cấp nước tập trung, kéo dài tuyến ống cấp nước, hỗ trợ thiết bị trữ nước, sử dụng các phương tiện lưu động chuyên chở nước cung cấp đến các cụm dân cư.
      Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, năng lực công trình cấp nước sạch nông thôn, đưa ra các giải pháp duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động công trình, bảo đảm cấp nước cho người dân, nhất là tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiếu nước sinh hoạt ở miền núi. Phối hợp với các đơn vị cấp nước giám sát chặt chẽ khả năng nguồn nước  cấp cho sinh hoạt, xây dựng kế hoạch và phương án cấp nước cho từng cụm dân cư của công trình, phương án hỗ trợ cho các khu vực ngoài phạm vi cấp nước; tổ chức khắc phục ngay các sự cố của công trình để đảm bảo cấp nước để kịp thời cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.
Sỹ Hiền, Ngọc Thạch - Phòng KHTC, Sở NN&PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây