1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục phát sinh gây hại nhiều nơi, ảnh hưởng đến năng suất lúa cuối vụ. Rầy các loại tiếp tục gia tăng mật độ và diện tích nhiễm, khả năng hại nặng lúa giai đoạn trổ - chín nếu không được phát hiện sớm và phun trừ kịp thời. Sâu cuốn lá nhỏ khả năng xuất hiện lứa mới khoảng từ 25-30/7/2022, gây hại bộ lá công năng làm ảnh hưởng lớn đến năng suất. Bệnh khô vằn tiếp tục lây lan ra diện rộng và gây hại nặng dần về cuối vụ. Nhện gié, sâu đục thân, bệnh bạc lá vi khuẩn sẽphát sinh gây hại nhiều nơi, chú ý những vùng ruộng tốt, ruộng ven làng, ruộng bón thừa đạm, đặc biệt sau các trận mưa bệnh bạc lá vi khuẩn thường hại nặng. Bệnh lem lép hạt sẽ phát sinh gây hại giai đoạn lúa trổ - chín. Bệnh lùn sọc đen có thể phát sinh gây hại trên lúa trà muộn.
Biện pháp phòng trừ:
-Thường xuyên theo dõi mật độ rầy, sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng. Tiến hành phun thuốc trừ rầy ở những nơi mật độ từ 750 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc có hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG,...); Nitenpyram (Starcheck 775 WP, Elsin 10 EC,...), Thimeathoxam (Goldra 250 WG, Actara 25 WG...); Tiến hành phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ ở những nơi mật độ sâu trên 10 con/m2 bằng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Emamectin (Actamec 40EC, Angun 5WDG …), Chlorfenapyr (Solo 350SC...). Chú ý khi phun thuốc phải đảm bảo lượng nước thuốc tối thiểu 18 lít/sào, phun thuốc trừ rầy cần đi chậm, phun vào phần gốc lúa nơi rầy tập trung; phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ khi sâu non tuổi 1, 2 hoặc sau khi bướm ra rộ 5- 7 ngày.
- Kiểm tra, theo dõi và phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn không để bệnhlây lan ra diện rộng bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin, Hexaconazolenhư: Vivadamy 3SL, Chevin 5SC, Anvil 5SC...;
-Kiểm tra ruộng lúa thường xuyên để phát hiện sớm nhện gié.Chú ý trên các chân ruộng cao, thiếu nước, bón phân không cân đối, gieo dày,giống nhiễm như ST24, HN6, Khang Dân nhện thường gây hại nặng. Nếu pháthiện triệu chứng gây hại cần xử lý bằng các loại thuốc trừ nhện có hoạt chấtQuinalphos, Diafenthiuron… như Kinalux 25EC, Detect 50WP...;
-Tiếp tục diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, sử dụng bẫybả, dùng thuốc…để hạn chế sự gây hại. Ưu tiên biện pháp dùng bẫy và thuốc diệt chuột sinh học để diệt chuột liên tục từ nay đến hết vụ, tuyệtđối không sử dụng xung điện để diệt chuột.
Ngoài ra, cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng dịch hại khác như sâu đục thân,bệnh bệnh bạc lá, lem lép hạt, lùn sọc đen...để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Trên cây hồ tiêu: Rệp sáp, tuyến trùng, bệnh đốm lá, thán thư,... tiếp tục phát triển; bệnh chết nhanh, chết chậm tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu hoạch các diện tích tiêu chín. Vệ sinh vườn, thực hiện các biện pháp chăm sóc, tưới nước giữ ẩm, phục hồi vườn tiêu sau thu hoạch.
- Theo dõi và xử lý thuốc trên những vườn tiêu bị sâu bệnh, chú ý tuyến trùng và chết chậm. Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl+ Mancozeb; Metalaxyl...như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
3. Trên cây cà phê: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành,... tiếp tục gây hại nhiều nơi ảnh hưởng đến phát triển quả, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, các vườn không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ:Tiến hành xử lý thuốc phòng trừ các đối tượng sâu bệnh, tăng cường chăm sóc để quả phát triển tốt.
4. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục gây hại. Bệnh cháy nắng, corynespora, rụng lá đốm tròn... có thể gây hại thời gian tới.
Biện pháp phòng trừ:Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên miệng cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan nhiều nơi. Định kỳ điều tra, phát hiện bệnh rụng lá đốm tròn cao su để có biện pháp xử lý kịp thời.
5. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus, nhện đỏ tiếp tục gây hại, lây lan ra các vùng trồng sắn khác.Rệp sáp bột hồng, bọ phấn,... khả năng phát sinh gây hại một số vùng.
Biện pháp phòng trừ:Khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, diệt trừ bọ phấn môi giới và xử lý cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Theo dõi mật độ, phun thuốc trừ nhện đỏ ở những nơi nhện gây hại với mật độ cao, chú ý phun kỹ ở mặt dưới của lá./.
CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV