CÁC BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CHANH LEO VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ

Thứ hai - 10/04/2023 22:14
Trên địa bàn huyện Hướng Hóa, trong những năm gần đây cây chanh dây (chanh leo) đang được đầu tư phát triển mạnh; Vì hiện nay cây chanh leo đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển mạnh cây chanh leo theo hướng tự phát, không theo quy hoạch, thiếu sự quản lý về chất lượng cây giống dẫn đến tình trạng sâu bệnh hại trên cây chanh leo có xu hướng phát sinh phức tạp.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Để giúp người dân chủ động trong công tác phát hiện, phòng ngừa; Trạm Khuyến nông giới thiệu tài liệu về các loại bệnh hại chính trên cây chanh leo và cách phòng trừ.      
1. Bệnh cứng trái (hóa bần vỏ trái)
1.1. Tác nhân: do virus Passion fruit woodiness (PWV) gây ra
1.2. Triệu chứng: Có sự biến động rất lớn về triệu chứng do PWV gây ra trên cây chanh dây: trái biến dạng, lá lốm đốm vàng, chùn đọt, từng mảng trong suốt, đốm vòng trên lá, đốm vòng trên trái, chấm nhỏ trên trái, dạng lá dương sĩ, vàng chóp lá, lốm đốm trên cuống, phình to dây.
1.3. Truyền bệnh: Bệnh truyền qua rầy mềm (rệp muội) Myzus persicae, Aphis gossypii Aphis fabae, qua chủng nhân tạo, mắt ghép, truyền qua dụng cụ làm vườn nhưng không lan truyền qua hạt.

2. Bệnh quăn lá

2.1. Tác nhân: Bệnh do virus Papaya leaf curl (PLCV) gây hại.
2.2. Triệu chứng: Bệnh xuất hiện với triệu chứng điển hình là lá bị quăn và biến dạng, chiều dài lá và lóng thân bị ngắn lại. Lá bị giảm kích thước nghiêm trọng, thể hiện triệu chứng gân trong. Rìa lá bị uốn cong xuống, hướng vào bên trong. Lá trên cây bị bệnh có màu xanh đậm, trở nên dày hơn và giòn.
2.3. Truyền bệnh: Bệnh lan truyền qua rầy phấn trắng (Bemisia tabacii)
a
b
d
c

2.4. Biện pháp quản lý tổng hợp:
- Sử dụng cây giống sạch bệnh.
- Nhổ bỏ và tiêu hủy triệt để cây bị nhiễm bệnh trên vườn.
- Treo bẫy dính màu vàng trong vườn để dự báo.
- Sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất Imidachloprid, Pymetrozine hoặc Dinotefuran như các thuốc Confidor, Admire, Oshin...
- Không trồng xen với cây trồng là ký chủ của rầy trắng như thuốc lá, cà chua hay cây trồng thuộc họ bầu bí khác.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ trên vườn, tránh tạo điều kiện cho cây ký chủ của rầy trắng phát triển.

3. Bệnh đốm nâu

3.1. Tác nhân: Do nấm Alternaria passiflorae
3.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Đây là một bệnh gây hại phổ biến và nghiêm trọng, bệnh xuất hiện ở lá, thân và quả. Bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng nặng nhất trong các tháng mùa mưa.
a
b
c
d
ình 5: Triệu chứng trên lá (a,b), cành (c) và trái (d)
Trên lá, triệu chứng bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lan rộng, có tâm màu sáng và có hình dạng bất định, nhiều vết bệnh liên kết thành những mảng lớn gây thủng lá.
Trên thân/cành, vết bệnh có hình thon dài với màu nâu đen. Khi vết bệnh phát triển bao quanh thân/cành sẽ làm bong tróc vỏ, gây chết nhánh.
Trên quả, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ sau lan rộng thành những vòng tròn lớn màu nâu, bề mặt vết bệnh lõm, nhăn nheo, sau đó rụng.
3.3. Biện quản lý tổng hợp
- Biện pháp canh tác: Vệ sinh vườn, loại bỏ và tiêu hủy bộ phận mang bệnh, cắt tỉa những cành kém hiệu quả để cây thông thoáng.
- Biện pháp hóa học: Sử dụng các thuốc có hoạt chất Azoxystrobin, hỗn hợp Mancozeb + Metalaxyl hoặc Difenoconazole như các thuốc Amistar, Ridomil gold, Score... để phòng trừ.
Chú ý: phun vào những đợt lá ra vào đầu mùa mưa.

4. Bệnh đốm xám

4.1. Tác nhân: Do nấm Septoria passiflorae gây ra.
4.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh tấn công các bộ phận lá, thân, và quả; gây hại nặng có thể làm rụng lá, rụng quả sớm dẫn đến giảm năng suất. Bệnh thường xuất hiện phổ biến trong các tháng mùa mưa.
- Trên lá, vết bệnh thường không có hình dạng cố định, chỉ là những đốm nhỏ màu nâu sáng, nhanh chóng lan rộng và làm lá rụng.
- Trên thân, vết bệnh có hình dạng bất định, lõm vào bên trong thân và có màu nâu sáng.
- Trên quả, vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, tương tự như trên lá và thân. Sau đó phát triển rộng tạo thành những vết thương tổn lớn gây rụng quả.
4.3. Biện pháp quản lý:
Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Azoxystrobin + Difenoconazole; Mancozeb + Metalaxyl như thuốc Ridomil gold, Amistar top... để phòng trừ

5. Bệnh thối hạch

5.1.Tác nhân: do nấm Sclerotinia sp.
5.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh xuất hiện và gây hại trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ thấp khoảng 200C. Bệnh gây hại chủ yếu trên thân, với vết bệnh lan rộng bao quanh thân làm bong vỏ và gây chết cây. Các hạch nấm màu đen là nguồn bệnh ban đầu cho vụ sau và thường ảnh hưởng đến chồi ngọn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây hại trên trái, vết bệnh lan nhanh và có màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ trái. Trong điều kiện ẩm ướt, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện tơ nấm màu trắng, sau đó các hạch nấm màu đen hình thành, sau cùng trái bệnh sẽ bị rụng.
5.3. Biện pháp quản lý:
- Biện pháp canh tác:
+ Vệ sinh vườn trồng, tiêu huỷ tàn dư cây bệnh. Trồng mật độ hợp lý, tỉa bỏ bớt lá già, lá gốc để tạo độ thông thoáng, tránh ẩm độ cao trong đất.
+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp với Trichoderma spp
Biện pháp hóa học: Có thể tham khảo dùng một số loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole,..

6. Bệnh héo rũ

6.1. Tác nhân: do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium solani
6.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại: bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, đất thoát nước kém.
Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phần thân gần mặt đất hoặc cổ rễ. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu đỏ, sau đó phần vỏ tại vị trí nhiễm bệnh bị nứt, sau cùng lá vàng và héo rũ. Quan sát hệ thống mạch dẫn ở phần thân bị nhiễm bệnh, các bó mạch bị hóa nâu. Trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, trên bề mặt vết bệnh xuất hiện khối bào tử màu hồng đó chính là bào tử hậu của nấm, đây chính là nguồn phát tán bệnh và xâm nhiễm cho vụ sau
6.3. Biện pháp quản lý tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
+ Hạn chế việc tạo vết thương cho cây trong quá trình chăm sóc, bón phân, tỉa cành, làm cỏ; Vệ sinh vườn luôn sạch sẽ, tránh động nước trên vườn và xung quanh gốc chanh dây. Thu gom và tiêu hủy cây bệnh; Bón vôi ít nhất 1 lần vào đầu mùa mưa.
+ Tăng cường sử dụng phân hữu cơ kết hợp với Trichoderma sp.
+ Khi bệnh xuất hiện trên vườn, có thể sử dụng Mancozeb + Metalaxyl, Fosetyl aluminium,.... quét trực tiếp lên vết bệnh sau khi xử lý (cạo sạch vết bệnh) hoặc phun.

7. Bệnh do nấm Phytophthora

7.1.Tác nhân: do Phytophthora cinnamomi Phytophthora megasperma, Phytophthora nicotianae gây ra.
7.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại:

a
b

1.4. Biện pháp quản lý tổng hợp:
- Sử dụng cây giống sạch bệnh.
- Hạn chế sự lan truyền bệnh qua dụng cụ làm vườn (kéo cắt cành), trong quá trình cắt tỉa từng cây cần có biện pháp xử lý tiệt trùng dụng cụ bằng cồn (900) để tránh lây nhiễm từ cây cây bị bệnh sang cây khỏe.
- Kiểm soát rầy mềm qua các đợt đọt non.
- Sử dụng bẫy màu vàng để dự báo côn trùng chích hút, để xử lý thuốc kịp thời.
- Sử dụng giấy bạc, tạo ánh sáng phản xạ xua đuổi côn trùng chích hút.
- Sử dụng thuốc trừ sâu lưu dẫn: Imidachloprid (Confidor, Admire), Clothianidin (Dantotsu) theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì.
- Không trồng xen với cây trồng là ký chủ ưa thích của rầy mềm như: cà tím, ớt, khoai tây, thuốc lá, dưa chuột; loại bỏ cỏ dại ký chủ trong vườn.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thiên địch (ong ký sinh, côn trùng ăn mồi) có thể phát triển trong vườn bằng cách sử dụng thuốc BVTV ít độc, nhân nuôi thiên địch.
- Vệ sinh vườn trồng, nhổ bỏ và tiêu hủy cây bệnh, bón phân cân đối và hợp lý, tránh bón quá nhiều đạm.
8.2. Đặc điểm và triệu chứng gây hại:
Bệnh gây hại trên lá, thân và quả,  bệnh có thể làm chết cây.
- Trên lá, vết bệnh có hình dạng bất định, màu xanh  nâu xám-nâu, bao quanh vết bệnh có viền màu vàng sáng, bệnh nặng dẫn đến rụng lá.
- Trên thân non, triệu chứng bệnh ban đầu là những vết lõm màu xanh đậm, mọng nước, sau đó phát triển thành màu nâu sáng.
- Trên thân già, triệu chứng ban đầu là những chấm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi lõm xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối. Khi những vết bệnh phát triển bao quanh thân sẽ làm chết cây.
- Trên trái vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ màu xanh tối, sau đó phát triển rộng ra trên bề mặt vỏ trái, vết bệnh có màu sũng nước, trái bị bệnh sau đó thối và rụng. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trong mùa mưa.
8.3. Biện pháp quản lý tổng hợp
- Biện pháp canh tác:
+ Sau khi thu hoạch, thu gom sạch tàn dư của cây đem tiêu hủy.
+ Trồng theo phương pháp cải tiến để vườn luôn thông thoáng, giảm ẩm độ trong vườn hạn chế vi khuẩn phát triển gây hại.
+ Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali, tăng cường bón thêm phân hữu cơ, vôi bột và phân kali hoặc tro trấu cũng có tác dụng làm giảm tác hại của bệnh.
+ Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lây lan ra cây khác. Sau khi nhổ bỏ, bón vôi bột vào chỗ vừa nhổ để khử trùng đất.
- Biện pháp hoá học: khi xuất hiện bệnh sử dụng các thuốc có hoạt chất Copper hydroxide, Copper  Oxychloride + Kasugamycin, Copper Oxychloride 50% + Metalaxyl 8%, Ningnanmycin để xử lý.
Hoàng Quốc Thịnh - Trạm Khuyến nông Hướng Hóa

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây