CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG NÓNG CHO VẬT NUÔI

Thứ tư - 26/04/2023 04:21
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong thời tới, tình trạng nắng nóng có thể sẽ kéo dài và xảy ra trên diện rộng. Để chủ động, kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, người chăn nuôi cần thực hiện một số biện pháp sau:
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
  1. Cập nhật dự báo thời tiết để có biện pháo chống nóng kịp thời cho vật nuôi.
  2. Xây dựng – cải tạo chuồng trại
Vị trí xây dựng: chọn nơi cao ráo và làm chuồng cao hơn mặt đất xung quanh 30-40cm, có thể là dưới bóng của tán cây to hoặc trồng cây xanh xung quanh chuồng.
Hướng chuồng: hướng Đông Nam là tốt nhất.
Mái: nên lợp bằng mái ngói, fibro xi măng hoặc mái lá, thiết kế mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất tối thiểu 2m.
Nền chuồng: có độ dốc 1-2% để tránh đọng nước.
Có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên).
Có rèm che xunh quanh để những ngày nắng nóng mở lên nhằm thoát nhiệt.
Có hệ thống cửa để thông gió, nếu có điều kiện nên bố trí quạt thông gió, hệ thống phun sương.
Trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi tạo bóng mát.
  1. Đảm bảo mật độ chăn nuôi
Giảm mật độ nuôi nhốt vật nuôi trong mùa hè, nắng nóng.
Đối với gia cầm: nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: gà úm: 50-60con/m2, gà 0,5-1kg nhốt 20-30con/ m2, gà 2-3kg nhốt 7-10 con/ m2. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh, cho ăn cám chất lượng tốt.
Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4m2/con, lợn thịt là 2m2/con. Cho uống đủ nước.
  1. Công tác vệ sinh thú y
Vệ sinh chuồng trại: thường xuyên thu dọn, làm vệ sinh sạch sẽ các chất thải (phân, nước tiểu) sẽ có tác dụng giảm sức nóng và khí độc từ các chất thải bốc lên.
Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi.
Đảm bảo nền chuồng sạch, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải nhằm hạn chế phát sinh ruồi, muỗi và các sinh vật gây bệnh khác.
Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền và gây bệnh trong mùa hè.
Tiêm phòng các loại vắc xin cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
Thường xuyên phát hiện sớm các gia súc bị ốm, bị bệnh để cách ly, báo cán bộ thú y đến điều trị kịp thời tránh để bệnh lây lan.
  1. Chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý khai thác vật nuôi
  • Đối với gia cầm:
Tăng số lượng máng uống, cung cấp đủ nước mát, sạch cho gia cầm uống tăng giúp giảm nhiệt độ cơ thể.
Cho gia cầm ăn thức ăn chất lượng tốt, bảo đảm không thiu mốc.
Bố trí khẩu phần ăn nhiều chất béo thay cho tinh bột để hạn chế sản sinh nhiệt.
Cho gia cầm ăn vào lúc trời mát hoặc ban đêm để tăng khả năng ăn vào.
Bổ sung vitamin và các chất điện giải vào nước uống nhằm tăng sức đề kháng.
Hạn chế vận chuyển gia cầm khi trời nắng nóng, nếu phải vận chuyển đi xa thù cần có phương tiện chuyên dụng và mật độ hợp lý, đồng thời thường xuyên dừng nghỉ cho gia cầm ăn và uống nước.
  • Đối với gia súc:
Đảm bảo thường xuyên có đủ nước mát cho gia súc uống.
Về thức ăn: đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh (trâu, bò từ 15-35kg/con/ngày) và bổ sung thức ăn tinh (1-2,5kg/con/ngày).
Mùa nắng nóng nên tắm chải cho gia súc 1-2 lần/ngày để làm giảm nhiệt cho cơ thể.
Thời gian chăn thả gia súc: buổi sáng từ 6-9 giờ tối, buổi chiều chăn thả muộn từ 16-18h chiều. Không chăn thả gia súc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, nắng gắt nên nhốt gia súc và cho ăn tại chuồng hoặc buộc ở những nơi có cây xanh bóng mát.
Không để gia súc làm việc nặng hay làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng  nóng. Đối với trâu, bò cày: buổi sáng đi làm sớm về sớm và buổi chiều đi làm muộn về muộn.
Quang Hưng – Trạm KN Triệu Phong

 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây