KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN BẢN ĐỊA ( LỢN VÂN PA)

Thứ hai - 05/04/2021 03:59
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN BẢN ĐỊA ( LỢN VÂN PA)
I. Con giống:
Tại tỉnh Quảng Trị, ngoài những giống lợn cho năng suất cao còn có một giống lợn đã tồn tại và gắn bó từ lâu với người dân tộc Pa Cô, Vân Kiều, đó là giống lợn Vân Pa. Giống lợn này có khả năng tận dụng thức ăn thô xanh cao, chịu được khí hậu khắc nghiệt, phương thức chăn nuôi đơn giản, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thịt thơm ngon, có thể sánh ngang với thịt lợn rừng. Giống lợn Vân Pa có nhiều tập tính của động vật hoang dã như tính bầy đàn cao, tự kiếm nơi kín đáo làm tổ khi sinh sản, có khả năng tự kiếm ăn, ít lệ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng.
1. Giới thiệu giống:
- Đặc điểm: Toàn thân có mau đen, 4 chân cao, mỏ dài
- Ưu điểm: Thành thục sớm, có khả năng thích nghi ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, phàm ăn, mắn đẻ, nuôi con khéo, sức chống  chịu bệnh tốt.
- Nhược điểm: Chậm lớn, Tỷ lệ nạc thấp: 
- Hướng sử dụng: Dùng để nuôi sinh sản, nhân thuần chủng. Ở Quảng trị đang sử dụng lợn nái Vân pa làm nền cho phối đực giống ngoại để sản xuất lợn thịt hoặc lợn nái lai F1 theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỷ lệ nạc.
image 20210405145222 1

2. Chọn giống:
Chọn những lợn nái gây giống từ những ổ lợn con của giống lợn Vân pa cao sản lứa thứ 3-7, có số con cai sữa từ 9 con trở lên.
Các chỉ tiêu chọn giống:
- Lưng: Lưng thẳng loại bỏ những con lưng võng.
- Cổ: cổ dài, chắc chắn, không chọn con cổ ngắn, kết cấu không chặt chẻ.
- Ngực: Rộng, không sâu, tránh chọn con ngực hep.
- Vai: Nở, liên kết tốt với cổ và lưng.
- Mông: rộng, đầy, lộ rõ quả mông, tránh chọn con mông lép, dốc.
- Đùi: rộng, đầy đặn, chắc chắn.
- Chân: 4 chân to, khoẻ, đi lại tự nhiên, đi bằng móng không đi bàn, không chọn con chân yếu, vòng ống nhỏ, chân vòng kiềng.
- Vú: Chẵn,  có 12 vú trở lên, cách đều nằm trên đừng thẳng, khoảng cách giữa các vú đều nhau, núm vú to. Không chọn con núm vú nhỏ, vú kẹ, không nằm trên đường thăíng và không đủ 12 vú.
- Lông: Thưa, không chọn con lông dày, xù xì, quăn queo.
- Da: Da mỏng, mịn. Không chọn con da dày, tái nhợt, nhăn nheo.
II. Chuồng trại: Nguyên tắc chung trong xây dựng chuồng trại là phải đảm bảo: “ Thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông” Vì vậy làm chuồng phải chú ý các yấu tố sau:
1.Vị trí: Phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát và thuận tiện. Không làm chuồng ở những nơi không có cây cối, nắng nóng hoặc nơi ẩm thấp lợn dễ bị nhiễm bệnh. Xung quanh không có nước thải chảy qua hoặc ứ đọng. 
2. Hướng chuồng: Nên xây hướng chuồng về hướng Đông hoặc Đông - Nam để có ánh nắng chiếu vào buổi sáng và không bị hắt nắng vào buổi chiều. Tránh mưa hắt và gió mùa Đông bắc.
3. Kích thước:  - Chiều cao: từ 2,5 - 2,8m tính đến mái
                         - Diện tích: Đảm bảo tối thiểu 5 - 6m2/con
3. Vật liệu: 
Tường chuồng xây dựng bằng gạch, mái lợp bằng lá (tranh, cọ) hoặc ngói, tôn.
4. Nền chuồng:
 Làm bằng bê tông cần cao hơn mặt đất khoảng 25 - 40 cm. Không bị đọng nước, cần có độ dốc 2-3% về phía có rãnh thoát nước và phân. 
5. Có máng ăn, máng uống đầy đủ và phải có hố ủ phân.
 III. Chăm sóc nuôi dưỡng:
A. Giai đoạn trước động dục và phối giống
1. Giai đoạn hậu bị: Từ 3-6 tháng tuổi.
Ở giai đoạn này thức ăn tăng dần theo khối lượng cơ thể từ 0,4 đến 1,8 kg thức ăn hỗn hợp cộng thêm 1-2 kg thức ăn xanh. Lượng thức ăn tinh có thể phối hợp như sau: 
Bột ngô: 25%, Cám gạo: 40%, bột sắn: 20%, Đậm đặc 15%.
Hoặc bột ngô 25%, cám gạo 40%, Bột sắn 15%,Bột cá 5%, khô dầu 15%.
Đối với lợn bản địa chúng ta có thể phối trộn thức ăn từ nguồn nguyên liệu có sẳn ở địa phương như : rau khoai lang, bèo, môn, thân chuối, củ sắn, bột sắn, bột ngô và một ít bột đậm đặc cho ăn mà không cần phải nấu chín.
2. Chu kỳ động dục và động dục trở lại sau khi đẻ:
Tuổi động dục đầu tiên của lợn g cái là 7-8 tháng tuổi, lúc này trọng lượng đạt40 - 50 kg. Một chu kỳ động dục của lợn nái là 18 - 21 ngày, nếu chưa cho phối giống hoặc phối giống không hiệu quả thì chu kỳ sẽ lặp lại.
* Đặc điểm động dục: Chia làm 3 giai đoạn.
a) Giai đoạn trước khi động dục:
Lợn nái thay đổi tính tình: Kêu rít nhỏ, kém ăn, phá chuồng, nhảy lên lưng con khác, âm hộ  đỏ tươi, sưng mọng, có dịch nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho con đực nhảy. Người chăn nuôi không nên cho lợn phối vào thời điểm này, vì sự thụ thai chỉ thể hiện sau khi có các hiện tượng trên 48 giờ.
b) Giai đoạn chịu đực:
Lợn đứng yên, mê ì, dùng tay ấn lên lưng gần mông thì lợn đứng yên, đuôi vắt về 1 bên, âm hộ giảm sưng có màu sẩm hoặc màu mận chín, nước nhờn dính đục, kéo dài khoảng 12 giờ. Nếu cho phối giống trong giai đoạn này lợn sẽ thụ thai. Do đó người chăn nuôi cần theo dõi lợn để phối giôïng đạt kết quả tốt.
c) Giai đoạn sau chịu đực:
- Lơn trở lại ăn uống bình thường như trước.
- Âm hộ giảm sưng, se nhỏ, thâm, đuôi cụp, không cho đực phối.
* Thời điểm phối giống thích hợp:
Để lợn nái đạt tỉ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều cần tiến hành phối giống đúng lúc vì thời gian trứng tồn tại và có hiệu quả thụ thai rất ngắ và tinh trùng cũng có thể sống trong tử cung 24 giờ.
Do vậy, thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực. Đối với lợn là phối vào cuối ngày thứ 2 và sáng ngày thứ 3 kể từ khi bắt đầu động dục.
Lứa đẻ tốt nhất từ lứa thứ  2 -7. Tuổi sinh đẻ ổn định từ  tuổi thứ 2 - 4, sang tuổi thứ 5 lợn có thể còn đẻ tốt nhưng lợn con thường bị còi cọc chậm lớn. Lợn nái già thường gặp hiện tượng đẻ khó, con chết trong bụng và cắn con, từ thực tế đó cần tính toán để thay thế lợn nài hàng năm.
* Phối giống:
+Phối trực tiếp: là phương pháp cho lợn đực giống nhảy trực tiếp lên lưng con cái.
+ Phối gián tiếp: (Thụ tinh nhân tạo).
Để thụ tinh nhân tạo đạt tỷ lệ thu thai cao, số con đẻ ra nhiều và tỷ lệ nuôi sống cao trên 1 lứa đẻ cần đảm bảo 3 yếu tố:
- Chất lượng tinh trùng tốt.
- Xác định thời điểm dẫn tinh đúng lúc
- Thao tác dẫn tinh đúng kỹ thuật.
Chú ý: Ghi chép ngày dẫn tinh cẫn thận, sau 18-21 ngày mà lợn không động dục trở lại thì dẫn tinh có kết quả. Thời gian mang thai của lợn là 114 ngày( 3 tháng 3 tuần 3 ngày).
B. Giai đoạn lợn nái có chữa:
- Chữa kỳ 1: ( Sau khi phôïi giống có hiệu qủa 84 ngày) Lúc này trọng lượng đạt 65-80 kg. Lượng thức ăn cung cấp  1,1-1,2 kg thức ăn hỗn hợp cộng thêm 1-2 kg rau xanh/ ngày.
- Chữa kỳ 2: ( Từ ngày thứ 85 đến khi đẻ) mức ăn ở giai đoạn này phái tăng thêm 20-25% so với chữa kỳ 1. Lượng thức ăn từ 1,4-1,6 kg thức ăn hỗn hợp và 2 kg rau xanh/ con/ ngày.
Lượng thức ăn tinh cho lợn nái có chữa có thể phói hợp như sau:
Bột ngô 50%, Cám gạo 35%, Đậm đặc 15%.
Hoặc bột ngô 50%, cám gạo 35%, Khô dầu 15%.
C. Chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con sơ sinh:



1. Hiện tượng sắp đẻ:
Biểu hiện: Âm hộ sưng to trước 2-3 ngày, lợn đi lại quanh chuồng, cắp rác làmổ, bỏ ăn, ỉa phân cục không vào vị trí nhất định, Khi bầu vú căng sữa đầu tiết ra, mông sup thì khoảng 2-3 giờ sau là lợn đẻ.
2. Lợn đẻ:
Lợn ít đẻ ban ngày, thường đẻ lúc chiều tối hoặc vào ban đêm nên người chăn nuôi cần phải theo dõi. Khoảng 5 phút lợn đẻ ra một con, sau 2-3 giờ lợn đẻ hết là bình thường, có trường hợp 8-10 giờ ( Nái yếu, mắc bệnh hoặc suy dinh dưỡng). Để tránh bệnh sưng vú cần cho lợn mẹ ăn cháo loãng pha thêm muối trong 1-2 ngày đầu, cho ăn thêm rau tươi non để phòng táo bón.
3. Lợn sơ sinh:
- Lợn con sau khi sinh cần được lau chùi nhớt dãi ở miệng và mũi.
- Bấm răng nanh: Dùng kìm cắt hoặc bấm móng tay bấm các đầu nhọn của răng, nên bấm sớm để ít chảy máu, tránh bấm sâu vào lợi.
- Cắt rốn: Cuống rốn thường rất dài cần phải cắt bằng cách: dùng chỉ buộc cách da bụng 1,5- 2 cm rồi cắt, sát trùng bằng cồn Iốt
- Nên loại bỏ những con quá yếu, quá nhỏ sau khi lợn đẻ xong. Số con để nuôi tương đương với số vú của lợn mẹ. Các con nhỏ cho bú các vú phía trước để tạo sự đồng đều khi cai sữa.
- Lợn sau khi đẻ 1-2 giờ cần được bú sữa mẹ, cho bú càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. Người chăn nuôi nên nhớ rằng: Không có loại thức ăn nào đầy đủ chất dinh dưỡng cho lợn con bằng sữa mẹ.
- Trong 3 ngày đầu sữa của lợn mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cùng các chất kháng thể để đảm bão cho lợn con tránh nhiễm bệnh. Chất sắt có trong sữa giảm dần vì vậy cần bổ sung sắt để hỗ trợ cho lợn con. Thường sau khi đẻ 3 ngày tiêm Dextran. Fe lần 1, sau 10 ngày tiêm lại lần 2 để phòng thiếu máu cho lợn con.
4. Tập cho lợn con ăn sớm:
Tập cho lợn con ăn sớm là biện pháp giúp lợn mẹ bớt hao mòn cơ thể do con bú nhiều và đảm bão các lứa đẻ sau đều đặn, không bị loại thải sớm.Phải tập ăn cho lợn con vào lúc 15 ngày tuổi.
5. Cai sữa lợn con:
Lợn con sau khi sinh 30 - 45 ngày tuổi là có thể tách khỏi mẹ. Lợn con cần được vận động ngay từ lúc 7 ngày tuổi trong sân chơi có lát xi măng, sau cai sữa cần có chổ vận động lớn hơn.
Nguyễn Ngọc Chiến – Trạm KN Đakrông

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây