TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẮC XIN TRONG PHÒNG BỆNH VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NÂNG CAO KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH CHO VẬT NUÔI SAU TIÊM PHÒNG

Thứ hai - 09/10/2023 04:21
Vắc xin và tiêm chủng trên động vật không còn là điều xa lạ đối với người dân sinh sống ở bất kỳ quốc gia nào trong đó có Việt Nam.Vắc xin là một vũ khí chiến đấu sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chúng ta chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật nuôi nhằm giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người dân, đồng thời là một tấm khiêng chắn nhằm chống lại một số bệnh có thể lây qua cho con người.
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
1. Vai trò của vắc xin và lợi ích của tiêm chủng
Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể động vật đối với một số tác nhân gây bệnh. Tiêm chủng là sử dụng vắc xin đưa một lượng vừa đủ vào cơ thể để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chủ động sản xuất kháng thể đặc hiệu để chống lại bệnh truyền nhiễm nào đó. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau. Vắc xin và tiêm chủng làm cho động vật khỏe mạnh, không bị ốm đau giúp gia đình giảm chi phí chăm sóc, giảm thời gian và công sức, đặc biệt là các gia đình không phải chăm sóc động vật bị bệnh cũng như tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động và giảm sút kinh tế do bệnh tật. Tiêm chủng đông vật còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả con người như vắc xin phòng cúm, vắc xin dại chó, ... vì vắc xin có những tác động lâu dài cho cá nhân động vật và tránh những bệnh nguy hiểm có thể lây qua cho con người, tăng khả năng và năng suất lao động do không bị ốm đau. Bởi vậy, tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để tạo ra sức đề kháng và chủ động  phòng một cách hiệu quả các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm.
2. Nguy cơ nếu động vật không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng muộn:
Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua, do lo ngại về phản ứng sau tiêm chủng nên một số gia đình đã không đưa động vật đi tiêm hoặc không tiêm lo ngại về tác dụng sau tiêm của vắc xin. Nhiều gia đình đã quyết định không tiêm phòng cho động vật do vậy đã bỏ qua thời điểm phòng bệnh tốt nhất. Nếu động vật không được tiêm chủng, tiêm không đầy đủ hoặc tiêm chủng muộn sẽ rất nguy hiểm dẫn đến động vật có nguy cơ cao bị mắc bệnh do không có miễn dịch bảo vệ. Trong quá trình thực hiện tiêm chủng thời gian qua cũng có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch bệnh lỡ mồn long móng, bệnh cúm, ... đã gây thiệt hại kinh tế cho người dân. Điều này càng cho thấy nếu động vật không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe cho động vật và toàn thể cộng đồng. Việc chống lại không tiêm vắc xin sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe động vật và sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng tới gia đình và cả cộng đồng. Kéo theo đó, nhiều gia đình cũng như cộng động phải chi trả một khoản phí rất lớn để điều trị bệnh và kiểm soát sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.
3. Cách khắc phục nâng cao khả năng miễn dịch cho vật nuôi sau tiêm phòng:
- Sau khi tiêm vắc xin: vật nuôi có thể bị phản ứng do các chất phụ trong vắc-xin, tiêm vào cơ thể vật nuôi đang nung bệnh hoặc tiêm sâu vào bắp thịt. Phản ứng cục bộ tại chỗ tiêm là sưng, nóng, đau… sau một thời gian phản ứng này sẽ mất. Nếu có phản ứng cục bộ cần xử lý bằng cách chườm nóng tại vị trí tiêm. Trường hợp nơi tiêm bị nhiễm trùng gây áp-xe mủ thì phải điều trị bằng kháng sinh. Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). Vật nuôi thể hiện sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở lợn). Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì phải chú ý đến liều lượng tiêm, thể trạng vật nuôi. Khi có hiện tượng dị ứng nên sử dụng các loại thuốc chống dị ứng như Epharin, Adrenalin. Dùng vắc xin chủ yếu là phòng bệnh và sau khi tiêm vắc xin một thời gian nhất định vật nuôi mới có khả năng tự miễn dịch. Vì vậy, khi tiêm vắc xin cần phải thực hiện theo đúng những nguyên tắc sau:
- Đối tượng tiêm phòng: Thực hiện tiêm phòng hàng năm đối với những vùng có ổ dịch cũ, vùng có nhiều bệnh truyền nhiễm phát sinh theo mùa. Ở những nơi chưa có dịch chỉ nên dùng vắc xin chết. Nên dùng vắc xin cho vật nuôi khi mới nhập về và tiêm phòng đúng lịch cho vật nuôi khi người chăn nuôi xác định nuôi con gì. Vắc xin phòng bệnh nào thì thường chỉ phòng được loại bệnh đó, không phòng được bệnh khác.
- Hiệu lực của vắc xin: Tình trạng sức khỏe của vật nuôi sẽ ảnh hưởng tới hiệu lực của vacxin. Chỉ tiêm phòng khi vật nuôi có thể trạng khỏe mạnh vì lúc đó chúng mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Không tiêm vắc xin cho những con đang ủ bệnh, những con quá gầy yếu, quá non, con mẹ mới đẻ, những con đang gặp stress, vật nuôi mới thiến chưa lành vết thương, dời chuồng, tẩy giun, bắt đầu thay đổi khẩu phần ăn.
- Thời gian vắc xin tác dụng: Sau khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ tạo được miễn dịch sau 2 - 3 tuần. Trong thời gian đó, động vật chưa có miễn dịch đầy đủ nên vẫn có thể mắc bệnh và phát bệnh. Hiện tượng này có thể dẫn đến những nhận định sai lầm vì cho rằng vacxin không có hiệu lực. Vacxin gây ra những phản ứng hoặc vacxin gây bệnh. Liều sử dụng vacxin: Cần sử dụng vacxin (cho uống, nhỏ mắt hoặc tiêm) đúng theo chỉ định của nhà sản xuất. Nếu sử dụng thấp hơn liều quy định sẽ làm giảm hiệu lực của vacxin. Liều cao hơn có thể làm tê liệt miễn dịch hoặc gây ra phản ứng phụ.
- Kiểm tra lọ vacxin: Trước khi sử dụng bất cứ lọ vacxin nào cũng cần phải kiểm tra những chi tiết sau: Thông tin trên nhãn (chi tiết này cần ghi vào sổ để theo dõi nếu gặp sự cố khi sử dụng), tên vacxin (có đúng với nhu cầu sử dụng không), số lô, số liều sử dụng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, quy cách bảo quản.
- Mặt khác, cần kiểm tra nút của lọ chặt hay lỏng, nguyên vẹn hay bị rách, tình trạng lớp thiếc bọc bên ngoài, lọ thủy tinh có bị rạn nứt không, tình trạng thuốc trong lọ (màu sắc có bình thường không, vắc xin có bị vón không, có vật lạ trong lọ như bụi than, côn trùng, sợi bông không, khi lắc lọ vắc xin có tạo thành một dung dịch đồng nhất hay không?).
- Thao tác khi sử dụng vắc xin: Khử trùng các dụng cụ dùng để pha chế vacxin bằng cách hấp hoặc luộc, sau đó rửa bằng nước sạch (nước đã sôi để nguội). Không được rửa bằng thuốc sát trùng. Sát trùng tay người thực hiện, vùng da được tiêm, nút cao su của lọ chứa vacxin vô trùng bằng cồn 70 độ.
- Bảo quản vắc xin trong ngăn mát: Đối với vacxin nhược độc được điều chế từ virus phải bảo quản ở nhiệt độ thấp trong quá trình tích trữ và vận chuyển, nhưng nếu ở trạng thái đông khô thì cần được bảo quản lạnh ở 2 – 8°C
- Khi đem đi tiêm: để vắc xin vào bình kín, giữ lạnh có đá lạnh để bảo quản. Phải hủy bỏ vắc xin quá hạn dùng, đối với vắc xin còn thừa nên tiêu hủy ở những nơi quy định, không vất bỏ bừa bãi, nhất là vắc xin sống, để không tạo ra biến chủng phức tạp cho việc phòng chống dịch bệnh sau này.
- Có chế độ chăm sóc vật nuôi sau tiêm phòng: như chế độ ăn uống những loại thức ăn bổ dưỡng cho vật nuôi, không để vật nuôi hoạt động quá sức sau khi tiêm phòng như cày kéo đối với trâu bò nên để vật nuôi có chế độ nghĩ ngơi đảm bảo sức khỏe.
* Lưu ý: Trong lúc tiêm phòng cần tránh ánh nắng mặt trời vì có thể làm hư hỏng vacxin (nhất là vacxin sống).
4. Các loại vắc xin trong kế hoạch bắt buộc tiêm chủng cho động vật được triển khai thực hiện tại huyện Vĩnh Linh và một số loại vắc xin khác
Các Vắc xin trong chương trình tiêm chủng đang được triển khai tại tất cả các xã, thị trấn bao gồm:
* Vắc-xin LMLM (lỡ mồn long móng): Đây là vắc-xin phòng bệnh lỡ mồn long móng chủ yếu trên trâu bò khỏe mạnh, quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2- 8 oC, vắc xin lắc kỹ trước khi tiêm, một năm tiêm định kỳ 2 lần, được sử dụng theo chỉ dẫn theo từng nhà sản xuất. thường có tính bảo hộ 6 tháng.
* Vắc-xin VDNC (Viên da nổi cục): Đây là vắc-xin phòng VDNC chủ yếu trên trâu bò khỏe mạnh, quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC, vắc xin tiêm dưới da, 2ml/con.
* Vắc-xin Cúm (H5N1): giúp phòng bệnh H5N1 trên gia cầm, quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC, gà  2 -5 tuần tuổi 0,3 ml/con. Trên 5 tuần tuổi 0,5 ml/con. Vịt, ngan 2-5 tuần tuổi 0,5 ml/con. Trên 5 tuần tuổi 1 ml/con.
* Vắc-xin Dại chó: Quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC, phòng bệnh dại chó, đây là vắc xin vô hoạt, chỉ tiêm cho gia súc khỏe mạnh, đã được tẩy giun ít nhất trước 10 ngày, bảo hộ 12 tháng.
* Một số loại vắc xin khác
* Vắc-xin tam liên (dịch tả lợn, THT+PTH): Quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC, là loại vắc xi sống, được tiêm cho lợn khỏe mạnh tháng. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho lợn 3 tuần tuổi trở lên. Tiêm 1 ml/con.
* Vắc-xin Tụ Huyết Trùng trâu, bò ( THT): Quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC Phòng bệnh THT cho trâu bò từ 2 tháng tuổi trở lên,lắc kỹ vắc xin trước khi dùng, 2 ml/con.
* Vắc-xin E.coli: Quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC Phòng bệnh e.coli cho lợn khỏe mạnh, cho lợn con từ 10- 90 ngày tuổi. Liều 1 ml/con nhắc lại lần 2 sau 14 đến 21 ngày. Lắc kỹ trước khi dùng. Thời gian bảo hộ 6 tháng.
* Vắc xin Gumboro: Quy trình bảo quản vắc xin đúng kỹ thuật nhiệt độ 2-8 oC, vắc xin tiêm dưới da cho gà con 1 ngày tuổi, liều tiêm 0,1 ml hoặc 0.2 ml /con. Không sử dụng cho gà đẻ và gà thịch trong quá trìn sản xuất.
Trạm chăn nuôi và thú y huyện Vĩnh linh khuyến cáo các hộ chăn nuôi cần tiêm chủng theo đúng lịch tiêm bắt buộc và chăm sốc sức khỏe vật nuôi sau tiêm phòng.
Đoàn Anh Thi - CC CN&TY
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây