KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CẢI THÌA

Thứ hai - 11/01/2021 21:31
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CẢI THÌA
cải thìa
Ảnh- Internet
I. Đặc điểm thực vật học của cây rau cải:
Cây cải thuộc rể chùm, bộ rể ăn nông tầng đất mặt khoảng 20 cm, lá cải mọc đơn không có lá kèm, bẹ lá thon và mỏng nên chịu hạn kém và dễ bị sâu bệnh phá hoại.
Cải có nguồn góc ôn đới nên yêu cầu ánh sáng thích hợp với thời gian chiếu sáng ngày dài, cường độ ánh sáng yếu. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển là 15 – 22 độ C, lượng nước trong cây rất cao chiếm 80 - 90% do đó cải cần nhiều nước để sinh trưởng và phát triển tuy nhiên nếu mưa kéo dài hay ngập úng đều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Rau cải chứa đầy đủ các vitamin B1, B2, PP, C, hàm lượng Protein thấp không chứa chất béo rất tốt cho sức khỏe của con người.
II. Kỹ thuật trồng:
a) Giống:
Sử dụng giống địa phương bà con tự để giống hoặc sử dụng giống F1 năng suất cao hiện có bán trên thị trường.
b) Thời vụ trồng:
 Cải có thể trồng được quanh năm, vụ đông xuân năng suất cao hơn vụ hè thu, vụ hè thu nên chủ động nước tưới hàng ngày.
c) Đất trồng:
- Đất trồng có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, nếu trồng trên đất cát pha nên bón thêm phân chuồng.
- Lên liếp trước khi trồng, liếp rộng 0,8- 1 m cao 15- 20 cm đất phải được làm tơi nhỏ sạch cỏ dại mùa mưa làm liếp cao hơn.
- Nên xử lí đất trước khi trồng  5- 7 ngày, làm kỷ đất kết hợp bón vôi có thể sử dụng thuốc Mocap rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất mặt.
d) Vườn sản xuất cây con: Tùy vào ruộng sản xuất nhiều hay ít mà ta chọn vườn ươm cây con cho phù hợp.
Liếp rộng 0,6 – 0,8 m, cao 10 – 12 cm, phân chuồng hoai mục cho 50 m2 là 80 – 100 kg, phân lân 2 kg, hạt giống 50 gram.
Trộn lẩn phân chuồng và phân lân đem rải đều lên mặt luống dùng cào cào cho đều.
Để tăng tỷ lệ nảy mầm ta tiến hành ngâm ủ hạt giống trong 24 giờ khi nào hạt nứt nanh ta đem gieo, bằng cách gieo vải đều tay, sau khi gieo xong ta tiến hành rải đều lên bề mặt một lớp mỏng phân chuồng hoặc đất bột rồi tủ rơm rạ.
Chăm sóc: Tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát, nên tưới dạng phun sương.
Phân bón: Khi cây có 2 lá thật, sau trồng 7- 8 ngày ta nên sử dụng phân bón tổng hợp NPK 16-16-8 hòa loảng tỷ lệ 200 lít nước cho 1kg phân NPK sử dụng bình ozoa tưới đều.
Phòng trừ sâu bệnh: Trong thời kỳ cây con thường xuất hiện một số sâu bệnh hại sau:
 Bọ nhảy: Dùng Actara, Supracid phun phòng trừ.
Sâu ăn lá: Dùng thuốc Serecron để phun phòng trừ
Bệnh chết cây con: Dùng Ridomlgod phun phòng trừ.
Sau 10 – 12 ngày khi cây được 3 lá thật ta đem trồng ra ruộng sản xuất, trước khi nhổ trồng tưới nước để cho mềm đất vào tối hôm trước.
e) Trồng ra ruộng sản xuất:
- Làm đất: Đất được cày ải làm sạch cỏ dại và lên liếp, sau đó bón vôi xử lý trước trồng 5-7 ngày với lượng là 25kg/sào, liếp cao 15- 20 cm, rộng 80 – 100 cm.
- Mật độ trồng: Cây x cây là  15 cm, hàng x hàng 25 cm
- Phân bón:
* Tổng lượng phân bón cho 1 sào (500m2 ):
  • Phân chuồng hoai mục: 600 - 800 kg
  • Đam (N): 4 kg
  • Lân (P) : 12 kg
  • Kali(K): 5 kg
  • Phân hữu cơ vi sinh: 30 kg
                           Bảng 1: Bón phân lót cho cây cải
Bón lót Loại phân Lượng (kg/500 m2) Cách bón
- Phân chuồng ủ
- Lân
- kali
600-800
12
2
Rải đều trên mặt luống, cào đều
- Hữu cơ vi sinh 20 – 30
 Bảng 2: Bón thúc cho cây cải
Lần bón Loại phân Lượng ( kg/sào) Cách bón
Thúc lần 1
(sau trồng 7-10 ngày)
Đạm ure 1,5 Hòa nước tưới góc, dùng 100 lít nước/1kg
Thúc lần 2 : Sau lần 2 từ 10– 12 ngày. Đạm ure
Kali
2,5
3
Trộn đều hòa nước tưới góc
            Chú ý:  Ngừng bón phân đạm ít nhất 10 – 12  ngày trước khi thu hoạch
                         Sau khi tưới phân cho cây nên tưới lại bằng nước sạch.
-  Chăm sóc : 
+ Làm cỏ vun góc khi cây 5-6 lá và kết hợp lúc bón thúc lần 2.
+ Tưới nước ngày 2 lần sáng sớm và chiều mát vào lúc thời tiết nắng nóng, nếu thời tiết mát mẻ chỉ tưới 1 lần.
- Phòng trừ sâu bệnh : Cải là cây tương đối dễ trồng tuy nhiên trồng với mật độ dày, bón thừa đạm, ruộng ẩm thường xuyên dễ xuất hiện một số sâu bệnh hại sau.
- Bệnh thối nhủn : Sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ như Validacin, Ridomingold.
- Bọ nhảy hại cải : Sử dụng các loại thuốc Olong 55WP, Biocin 16WP.
- Sâu tơ : Sử dụng các loại thuốc vi sinh như BT, BTB, Delfin. 32WG
- Sâu khoang, rầy mềm : Dùng Selecron phun trừ.
* Chú ý : Ngưng sử dụng trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày. 

 III. Thu hoạch rau cải :
Sau trồng 30 - 35 ngày có thể cho thu hoạch bằng cách dùng dao sắc cắt sát góc đóng gói cho vào thùng xốp hoặc giấy đem tiêu thụ, tuỳ thuộc thời điểm, giá cả mà bà con lựa chọn thời gian thu hoạch cho hợp lý.
Dương Hồng Phong - Trạm Khuyến nông huyện Cam Lộ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây