HƯỚNG DẪN CÁC GIẢI PHÁP CHĂM SÓC CÂY LÚA GIAI ĐOẠN ĐÒNG, TRỔ VÀ PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH CHÍNH HẠI LÚA CUỐI VỤ ĐÔNG XUÂN 2023-2024

Thứ sáu - 05/04/2024 05:04
HƯỚNG DẪN CÁC GIẢI PHÁP CHĂM SÓC CÂY LÚA GIAI ĐOẠN ĐÒNG, TRỔ VÀ PHÒNG TRỪ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG SÂU BỆNH CHÍNH HẠI LÚA CUỐI VỤ ĐÔNG XUÂN 2023-2024
1. Các giải pháp chăm sóc cây lúa giai đoạn đòng, trổ:
- Trước hoặc sau khi lúa trổ 5 - 7 ngày cần tăng cường sử dụng các loại phân
bón lá giàu Kali như: Tora 1.1SL, Kali Humat, Siêu kali... để phun lên lá giúp
lúa trổ nhanh, trổ thoát, tăng tỉ lệ hạt chắc và cứng cây, hạn chế đổ ngã (phun
vào lúc chiều tối, không mưa)
. Đồng thời tăng cường phun phòng các loại thuốc
phòng, trừ bệnh khô vằn và đạo ôn để phòng ngừa bệnh gây hại, làm yếu cây
gây đổ ngã, thiệt hại năng suất.
- Vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao trên 380C, nhất là giai đoạn lúa
trổ bông, phơi mao, ở những chân ruộng có điều kiện, cần giữ nước cao trong
ruộng lúa từ 10 - 15 cm, nhằm hạn chế tỉ lệ hạt lép và thoái hóa đầu bông.
- Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày cần tháo cạn nước để lúa cứng chân, ít bị
đổ ngã và dễ thu hoạch.
- Kiểm tra, tu sửa đê bao, bờ bao; khi xuất hiện các trận mưa lớn gây ngập
úng, lốc xoáy gây đổ ngã cho lúa cần huy động các phương tiện bơm thoát
nhanh chóng và tranh thủ thu hoạch kịp thời trên diện tích lúa đã chín trên 85%;
Đối với diện tích lúa đang ở giai đoạn trổ, chắc xanh, sau khi tháo cạn nước
trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau bằng
sợi ni lông, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín; Đối với
lúa đang ở giai đoạn làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa nếu
bị đỗ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali
để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ thoát.
2. Phòng trừ sâu bệnh hại:
2.1. Bệnh đạo ôn cổ lá, cổ bông:
- Tăng cường kiểm tra, phun phòng bệnh kịp thời, đúng thời điểm; đối với
bệnh đạo ôn cổ bông chỉ phun phòng mới có hiệu quả cao.
- Phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ 5 - 7 ngày
bằng các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Tricyclazole + Fenoxanil,
Tricyclazole + Propiconazole,… như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào; vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 - 7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.
- Chú ý trên những chân ruộng có áp lực bệnh cao như: Những vùng bị
nhiễm đạo ôn lá, vùng ổ dịch, ruộng bón thừa đạm, những vùng gieo giống nhiễm (HC95, IR38, Bắc thơm 7, BĐR 57,DV108...).
- Để phun thuốc có hiệu quả cần phải pha đúng nồng độ theo khuyến cáo
của từng loại thuốc và phun ướt đẩm lá (lượng nước thuốc 20 lít/sào trở lên).
2.2. Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn
- Sau những trận mưa giông cần kiểm tra bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và
xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất Ningnanmycin, Bronopol,… như
Diboxylin, Bonny, Xantocin... ngay khi bệnh mới xuất hiện.
- Chú ý: Trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm, giống nhiễm,...
2.3. Bệnh khô vằn:
Kiểm tra và phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn để hạn chế bệnh lây lan ra
diện rộng bằng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin A, Hexaconazole như
Valydan, Vivadamy, Anvil... Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất
Hexaconazole + Tricyclazole, Azoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole
+ Propiconazole,… như Newtec, Amistar Top, Tilt supe... để phòng trừ nhóm
bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn.
2.4 Bệnh lem lép hạt: Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole + Tricyclazole, Azoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole + Propiconazole,… như Newtec, Amistar Top, Tilt supe... để phòng trừ nhóm bệnh đạo ôn cổ bông, lem lép hạt, khô vằn.
2.5. Rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá:
Thường xuyên kiểm tra mật độ rầy và sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng để
phun trừ kịp thời.
- Đối với rầy các loại:  Cần tiến hành phun thuốc ngay khi có mật độ từ 500 - 1000 con/m2 bằng các loại thuốc có hoạt chất Pymetrozine, Nitenpyram,... như: Chess, Starcheck, Goldra,...; để phun thuốc có hiệu quả cần đi chậm, rẽ lúa thành từng băng và phun vào gốc lúa nơi rầy tập trung, đồng thời phải đảm bảo lượng nước thuốc 30 lít/sào trở lên; đối với những ruộng có mật độ rầy cao có thể hỗn hợp thuốc Chess + Trebon để phun.
- Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ gây hại lá đòng, cần thăm đồng phát hiện sâu với mật độ 10 con/m2 trở lên tiến hành phun thuốc Sumithion 50 EC, Karte 2,5 EC, Abatimec 1.8 EC, Padan 95SP
2.6. Chuột:  Duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại, ưu tiên các biện pháp thủ công (Tuyệt đối nghiêm cấm dùng biện pháp kích điện để diệt chuột).
- Ngoài ra, cần chú ý theo dõi các đối tượng sâu bệnh hại khác như: sâu đục thân,  bệnh đốm nâu, bệnh thối thân thối bẹ, nhện gié... để có biện pháp quản lý kịp thời.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc BVTV trên đồng ruộng phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và thu gom bao bì đã qua sử dụng để đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi trên đồng ruộng và kênh mương.
Nguyễn Hải Châu - Trạm TTBVTV Gio Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây