KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HÀNH

Thứ ba - 12/07/2022 21:15
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
I. Đặc tính sinh vật học và yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:
          Hành là cây gia vị được nhiều người ưa dùng có tác dụng tiêu đờm, trị cảm, ho...Hành hoa có nguồn góc ôn đới, vốn ưa khí hậu mát lạnh, ưa ẩm song củng có giống có khả năng chịu nóng khá cao, cây hành có bộ rể thuộc loại rể chùm, ăn nong chủ yếu tập trung ở tầng canh tác 15-20 cm. Là loại cây thân thảo có mùi đặc biệt, cao 45-50 cm, cây thường có 5-7 lá, lá hình trụ rổng, tương đối phát triển, nhỏ bản mỏng và mềm chứa chủ yếu là nước nên chịu hạn tương đối.
 Tuỳ thuộc vào đặc tính sinh vật học mà cây hành có khả năng thích ứng nhiệt độ trong khoảng 12-30 độ C, tuy nhiên để sinh trưởng và phát triển tốt cây đồng hoá mạnh thì nhiệt độ thích hợp nhất là: 15-22 độ C.
             Ánh sáng rất cần cho quá trình quang hợp của cây hành, yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10-12 giờ, cường độ chiếu sáng trung bình. Nước và ẩm độ là yếu tố quan trọng đối với tất cả các loại rau màu không chỉ riêng cây hành, là loại tiêu hao nước nhiều nhưng hút nước yếu do đó nước và ẩm độ rất quan trọng vì nó tác động đến giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ nảy mầm, chất lượng, sâu bệnh hại và khả năng bảo quản...
II. Các loại giống phổ biến hiện nay:
          Tuỳ thuộc vào đặc tính sinh vật học mà chúng ta chia làm 2 loại, loại lá nhỏ, phân nhánh nhiều và có mùi thơm và loại hành (Poraux) thân lá to, ít thơm có thể trồng quanh năm. Hiện nay nguồn giống chủ yếu là sử dụng giống địa phương có thời gian sinh trưởng 45- 50 ngày. Ở địa phương bà con thường gọi là hành thân góc đỏ và hành thân góc trắng năng suất khá lớn 8 tấn/ ha.
Hành hương: Lá nhỏ, bụi nhỏ, rất thơm
Hành F1: Loại này lá lớn hơn không thơm bằng hành hương dể trồng và trồng được quanh năm loại hành này thị trường rất ưa chuộng.
- Hành được gieo bằng hạt rồi đem cấy trồng nhiều lứa trong năm liên tục từ tháng 1-2 đến tháng 9-10 mùa thu hành ra hoa, thường sau khi thu hoạch hạt được phơi khô cất giử đem trồng vụ tới.
III. Kỹ thuật trồng:
a) Thời vụ trồng:
 Hành có thể trồng được quanh năm, củng như các cây trồng khác có thời vụ chín là gieo tháng 1,2 trồng tháng 2,3 và tháng 9,10 đến tháng 4 năm sau.
b) Đất trồng: 
- Lên liếp trước khi trồng, liếp rộng 1,2-1,4 m cao 25-35 cm đất phải được làm tơi nhỏ sạch cỏ dại mùa mưa làm liếp cao hơn mùa nắng.
- Nên xử lí đất trước khi trồng 5- 7 ngày, cày ải kết hợp bón vôi có thể sử dụng thuốc Mocap rải thuốc lên liếp rồi đảo đều lớp đất mặt và tủ rơm rạ lên bề mặt.
c) Mật độ trồng, cách trồng:
- Trồng cây giống ở vườn ươm, trước khi nhổ hành giống 3-5 ngày để hạn chế sâu bệnh lây lan vụ tới ta nên phun thuốc trị nấm Regent hoặc Permenthrius.
 - Trồng hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây 12- 15 cm, rảnh giửa hai liếp trên 30 cm để thuận lợi cho việc thoát nước và chăm sóc. Dùng vật nhọn chọt hóc mổi hóc trồng hai nhánh, không nên trồng sâu quá khoảng 2-3 cm.
d) Bón phân: 
- Dạng phân bón có thể sử dụng: NPK tổng hợp, phân đơn hoặc DAP tăng cường thêm các chế phẩm vi lượng (muối Cacbonat), chất kích thích sinh trưởng, phân bón lá để tăng cường dinh dưởng cho cây hành và giảm hiện tượng cháy đầu lá. Trong trường hợp hành sinh trưởng xấu có thể dùng Supe Hume để phun lên.
* Tổng lượng phân bón dùng cho 1 sào là:
- Vôi xử lý nấm trong đất bón khi làm đất: 25 kg
- Phân chuồng hoai mục: 500 kg
- Đạm Ure: 5 kg
- Supe lân: 15 kg
- Kaliclorua: 5 kg
+ Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân + ½ Kaliclorua, bón đều trên mặt luống, dùng cào cào đều.
- Bón thúc: Nguyên tắc bón là hoà nước tưới, tưới bằng vòi hoa sen bắt đầu tưới sau khi trồng được 7 - 10 ngày và tiếp tục tưới cách nhau 7 - 10 ngày, khoảng 3-4 lần/vụ.
- Bón thúc củng tuỳ thuộc vào sinh trường phát triển của cây hành.
Cách bón:
Lần 1: Sau trồng 7- 10 ngày, bón 1 kg đạm Ure (N) + 0,5 kg kali (K).
Lần 2: Sau trồng 7- 10 ngày, bón 2 kg đạm Ure (N) + 1 kg kali (K).
Lần 3: Sau trồng 7- 10 ngày, bón 2 kg đạm Ure (N) + 1 kg kali (K).
Chú ý: Trước khi thu hoạch 10-12 ngày phải ngưng tưới để bảo đẩm an toàn cho người sử dụng.
* Phân bón lá và phân vi lượng: Phun cách nhau 5 – 7 ngày, bà con chú ý không nên lạm dụng thuốc điều hoà sinh trưởng (Coberin, Progip...) nó sẽ làm bẹ lá phát triển nhanh gây hiện tượng rã bẹ, cây rỗng yếu. Khuyến cáo nên sử dụng các chế phẩm EM cho hành, nếu dùng Supe hume phun đều 3 lần thì giảm đi 1/3 lượng đạm nhằm hạn chế hiện tượng vàng lá và tăng sức đề kháng cho cây hành.
IV. Phòng trừ sâu bệnh:
Hành là cây tương đối dễ trồng tuy nhiên trồng với mật độ dày, bón thừa đạm, ruộng ẩm thường xuyên dễ xuất hiện một số sâu bệnh sau.
Bà con nên tưới nước lên lá rữa sương vào buổi sáng sớm để hạn chế một số bệnh hại.
* Bệnh hại:
  Bệnh cháy lá: Phun Ridomingol, Aliette
  Bệnh sương mai: Phun Ridomin , Dizeb
  Bệnh thán thư: Phun Folpan, CoppeB
  Bệnh Thối nhủn: Phun Ridomingol, Aliette
* Sâu hại:
  Sâu xanh da láng: Phun phòng trừ bằng Regent 800 WG hoặc Pegasus 500SC
  Sâu xám: Phun Admire 200 OTEQ, Biocin 16WP; Olong 55WP
  Dòi đục lá: Phun Trigard75WP; Trigard 100SL
Chú ý: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 10 – 12 ngày.
 V. Thu hoạch hành:
Sau trồng 40 - 45 ngày có thể cho thu hoạch, tuỳ thuộc thời điểm, giá cả mà có thể kéo dài thời gian thu hoạch khi hành đạt 55 ngày.
Phạm Hữu Cường -Trạm Khuyến nông Đông Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1.6 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây