Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng sầu riêng phải đảm bảo chủ động trong việc tưới và tiêu nước để đảm bảo đủ nước tưới trong mùa khô và thoát nước tốt trong mùa mưa cũng như có thể tạo khô hạn để xử lý cây ra hoa nghịch vụ.
Cây sầu riêng có thể sinh trưởng phát triển được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, độ pH từ 4,5 - 6,5; độ dốc không quá 300, gần nguồn nước tưới.
- Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20 – 220C, ẩm độ từ 50 - 60%.
Cách trồng:
-
- Cắt bỏ đáy vật liệu làm bầu đất, đặt cây vào hố trồng và lấp đất vừa ngang mặt bầu cây con (không lấp đất cao hơn mặt bầu, không làm tổn thương cây con).
- Cắm cọc giữ cây khỏi đổ ngã và che bóng cho cây con, chú ý không che quá 50% ánh sáng mặt trời đến với cây.
Mật độ khoảng cách trồng:
- Khoảng cách: Tốt nhất nên trồng thưa để vườn thông thoáng, cây khỏe mạnh, dễ chăm sóc và ít bị bệnh thối trái. Tuỳ theo thực tế mà có nhiều phương thức trồng như trồng thuần hay trồng xen.
+ Nếu trồng thuần: 278 cây – 303 cây/ha ( 5,5m x 6m hoặc 6m x 6m/cây)
Chuẩn bị hố trồng:
+ Kích thước hố: Đất tốt thì 60 x 60 x 60cm; Đất xấu thì 70 x 70 x 70cm.
Thời vụ trồng:
-
-
- thuật bón phân và hóa chất bổ sung
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Loại phân và liều lượng sử dụng:
-
- Phân hữu cơ: Liều lượng 10-30 kg phân chuồng hoai mục (hoặc 3-5 kg hữu cơ vi sinh)/cây/năm, định kỳ 1 lần/năm. Liều lượng phân chuồng năm thứ 1 và thứ 2 khoảng 10-20 kg/cây và đến năm thứ 4 là 25-30 kg/cây.
- Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn (ure, lân, kali) hoặc phân N-P-K để bón cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản.
- Vôi: Liều lượng 0,5-1 kg/cây vào đầu mùa mưa. Nếu đất có pH > 6,5 thì không nên bón thêm vôi.
- Đối với cây sầu riêng 5-6 tuổi là vào giai đoạn kinh doanh (mang quả ổn định) thì liều lượng phân bón NPK như bảng 2, sau đó hàng năm tăng 20-30%.
Bảng 2. Khuyến cáo bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản (g/cây/năm).
Tuổi cây (năm) |
Số lần bón (năm) |
Liều lượng N-P-K (g/cây/năm) |
Lượng phân (g/cây/năm) |
N |
P2O5 |
K2O |
Ure |
Lân |
Kali |
1 |
6-9 |
200-300 |
100-200 |
100-200 |
435-652 |
625-1.250 |
200-400 |
2 |
4-6 |
300-450 |
200-300 |
200-300 |
652-978 |
1.250-1.875 |
400-600 |
3 |
4-6 |
450-600 |
300-400 |
350-500 |
978-1.304 |
1.875-2.500 |
700-1.000 |
4 |
4 |
600-750 |
400-500 |
600-700 |
1.304- 1630 |
2.500- 3.125 |
1.000-1.166 |
5 |
4-5 |
750-900 |
500-600 |
700-800 |
1.630-1.956 |
3.125 -3.750 |
1.166-1.333 |
6 |
4-5 |
900-1.200 |
650-800 |
900-1.100 |
1.956 – 2.608 |
4.062 -5.000 |
1.500-1.833 |
Sau khi trồng thấy cây ra tượt non đầu tiên mới tiến hành bón phân. Lượng phân bón nên chia nhỏ làm nhiều lần bón (4-9 lần), năm đầu tiên nên bón 6-9 lần/năm. Phân bón có thể pha vào nước để tưới gốc hoặc xới nhẹ xung quanh gốc để bón phân và tưới nước.
- Thời kỳ kinh doanh
- Loại phân và liều lượng sử dụng
- Phân hữu cơ: Phân chuồng ủ hoai mục (khuyến khích sử dụng phân gà), bón sau thu hoạch từ 20-30 kg/cây hoặc phân hữu cơ hữu cơ vi sinh với liều lượng 4 kg/cây/lần bón vào các thời điểm sau thu hoạch, trước ra hoa và đậu quả.
- Phân vô cơ: Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân bón chuyên dùng cho cây ăn quả có tỉ lệ N-P-K thay đổi phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn ra hoa, đậu quả, quả phát triển và trước thu hoạch.
- Thời điểm và cách bón:
Khi cây 5-6 năm tuổi thường có đường kính tán từ 6-7 m trở lên, cây đang phát triển bình thường có thể bón phân 900g N - 700g P2O5 - 950g K2O:
+ Lần 1 (sau thu hoạch): Bón phân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4 kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter), nấm Trichoderma theo khuyến cáo trên bao bì kết hợp với phân tỷ lệ N: P: K (2:1:1) với liều lượng 400g N - 200g P2O5 - 200g K2O/cây
+ Lần 2 (trước nở hoa): Trước ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo tỷ lệ N: P: K (1:3:2) với liều lượng 100g N - 300g P2O5 - 200g K2O/cây kết hợp với phân lân hữu cơ theo liều lượng khuyến cáo.
+ Lần 3 (đậu quả): Sau khi nở hoa 2 tuần (14 ngày) cần bón phân có hàm lượng kali cao theo tỷ lệ N:P:K (2:1:1) với liều lượng 200g N - 100g P2O5 - 100g K2O/cây, kết hợp với phân hữu cơ có nguồn gốc từ phân gà theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì (hoặc bón 4 kg/cây phân hữu cơ Dynamic lifter).
+ Lần 4 (quả phát triển): Sau khi đậu trái 4 tuần (30 ngày) cần bón phân có hàm lượng kali cao theo tỷ lệ N:P:K (2:1:2) với liều lượng 200g N - 100g P2O5 - 200g K2O/cây
+ Lần 5 (trước thu hoạch 1 tháng) đối với giống DONA là 75-80 ngày và giống Ri 6 là 70-75 ngày sau khi xả nhụy thì bón 0,5 kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả.
- Cách bón: Rải hoặc xới nhẹ quanh gốc theo hình chiếu tán cây để bón phân và tưới nước.
Giai đoạn cây con tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây khỏe, nhanh cho quả. Lưu ý là độ mặn trong nước tưới phải < 0,5 g/lít.
Giai đoạn cây ra hoa cần tưới nước cách ngày giúp hoa phát triển tốt hạt phấn mạnh khỏe. Cần giảm khoảng 2/3 lượng nước ở mỗi lần tưới (chu kỳ tưới không thay đổi) vào 1 tuần trước khi hoa nở giúp hạt phấn khỏe có khả năng thụ phấn, đậu quả tốt.
Sau khi đậu quả tiến hành tưới tăng dần lượng nước đến mức bình thường trở lại, giúp quả phát triển khỏe, chất lượng cao.
Tủ gốc giữ ẩm: Cây sầu riêng cần sử dụng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất 1 lớp dày 10-20 cm, cách gốc 10-50 cm tùy theo cây lớn hay nhỏ. Gốc sầu riêng khô ráo sẽ làm giảm cơ hội cho mầm bệnh tấn công vào gốc.
Trồng xen: Trong những năm đầu khi cây sầu riêng chưa cho quả, nên trồng một số cây ngắn ngày hoặc cây ăn quả sinh trưởng, phát triển nhanh (như chuối, ổi…) làm cây trồng xen trên vườn sầu riêng.
Trồng xen sẽ ảnh hưởng đến chế độ chăm sóc và khó áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật cho cây sầu riêng. Không nên trồng các loại cây là ký chủ của nấm Phytophthora spp. như đu đủ, dứa, ca cao, cao su,.. trên vườn sầu riêng.
Trồng cây chắn gió, che bóng, trồng xen che phủ đất:
+ Trồng các loại cây chắn gió và che bóng như : Keo lai, xà cừ.....
+ Không nên trồng xen các loại cây ký chủ của nấm Phytophthora. Như: Đu đủ, Dứa, Ca cao . . .
Tỉa cành, tạo tán:
Tỉa bỏ các cành:
+ Cành mọc từ gốc ghép, mọc đứng.
+ Cành ốm yếu và chỉ để một ngọn.
+ Cành bị sâu bệnh.
+ Cành mọc gần mặt đất, chỉ để cành thấp nhất mang trái trên 1 mét.
+ Cứ một vị trí trên thân chỉ để 1 cành (tránh bị tét).
+ Khoảng cách các cành khi cây còn nhỏ là 10cm, cây lớn 30cm.
Giữ lại cành:
Mọc ngang, ở độ cao hợp lý, phân bố đều các hướng, cành khoẻ mạnh.
Tỉa hoa, trái:
+ Trước 30 ngày sau khi đậu trái cần tỉa bỏ bớt hoa.
+ Các loại trái cần tỉa bỏ như: mọc dày, méo mó, sâu bệnh.
Thu hoạch
Tùy theo giống mà thời gian đeo quả trên cây ngắn hoặc dài, thông thường từ lúc ra hoa đến khi thu hoạch thường kéo dài 4-6 tháng. Quả thường được thu hoạch khi đủ độ già hoặc để cho quả tự rụng.
Chú ý: Khi trái non vừa đậu đến khi trái non bằng quả quýt nên phun 15cc Toba Fruit để ngăn ngừa hiện tượng rụng trái non. Đồng thời, giữ ẩm đều cho cây không để ẩm độ trong đất thay đổi đột ngột dễ gây ra hiện tượng rụng trái non. Giai đoạn trái to khoảng 1kg trở lên phải thường xuyên theo dõi, phòng trừ sâu đục trái. Khi trái có cơm, thời tiết mưa nhiều lưu ý bệnh thối trái./.
Trần Thúy - Lê Tú, TTKN