NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG LÂM THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

Chủ nhật - 05/03/2023 21:51
Năm 2023, dự báo sản xuất nông nghiệp tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức của thiên tai, dịch bệnh, sự bất ổn của thị trường nguyên liệu sản xuất cũng như sản phẩm nông sản trong nước và thế giới. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng từ sụt giảm sản lượng lương thực và sản lượng thủy sản năm 2022 đã tác động không nhỏ đến tâm lý đầu tư sản xuất của người dân trên địa bàn trong năm 2023.
      Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ; Kết luận số 372/KL/TU ngày 06/12/2022 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng nông – lâm – thủy sản từ 3,5-4% trong năm 2023, ngay từ đầu năm, ngành nông nghiệp và PTNT đã cùng với các địa phương kịp thời chỉ đạo tập trung thực hiện Phương án sản xuất năm 2023, mà trước hết là chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2022-2023; kịp thời hỗ trợ nguời dân, HTX khắc phục khẩn cấp ảnh hưởng của đợt mưa kéo dài, đảm bảo các điều kiện cần thiết để người dân tiếp tục sản xuất thắng lợi vụ Đông Xuân.
       Ngay từ đầu năm 2023, điều kiện thời tiết tương đối bất thuận cho sản xuất Nông nghiệp, bước vào gieo cấy vụ Đông Xuân 2022 – 2023 do ảnh hưởng các đợt không khí lạnh tăng cường, gây mưa lớn, rét đậm kéo dài, nhiệt độ xuống thấp dưới 160¬C làm chậm tiến độ gieo cấy lúa và trồng các loại cây trồng cạn, có hơn 600 ha lúa gieo cấy chậm hơn so với khung lịch thời vụ. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, năng suất các loại cây trồng cũng như thời vụ gieo cấy vụ Hè Thu 2023.
Và để khắc phục những khó khăn thách thức đầu năm 2023 cũng như hiện thực hóa các mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần hoàn thành mục tiêu trong năm 2023 và giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Ngành Nông nghiệp và các Sở, Ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ giải pháp sau:
         - Trước hết, tập trung huy động mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện thắng lợi Phương án tổ chức sản xuất ngành Nông nghiệp năm 2023 đã được UBND tỉnh ban hành tại Phương án số 6745/PA-UBND ngày 30/12/2022; trong đó các địa phương cần tập trung chỉ đạo, hỗ trợ người dân, HTX khắc phục ảnh hưởng của thời tiết cuối tháng 1/2023, tập trung tổ chức sản xuất thắng lợi vụ Đông-Xuân năm 2022-2023, làm cơ sở để thực hiện thành công sản xuất Vụ Hè thu 2023. 
         - Tích cực và chủ động trong công tác chỉ đạo tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, địa phương về tái cơ cấu ngành nông nghiệp và PTNT, trong đó tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 14/CTHĐ-UBND ngày 8/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 168-KL/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch hành động số 57/KH-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 46-CTr/TU ngày 1/12/2022 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 01/12/2022 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới và các kế hoạch triển khai các Chiến lược phát triển bền vững trên các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
         + Các địa phương chủ động và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện định hướng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh sau khi được phê duyệt theo các phương án phát triển trên các lĩnh vực nông nghiệp; phê duyệt, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chuyên canh; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổ chức sản xuất theo chuỗi bền vững nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm chủ lực của tỉnh. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, có cơ chế nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
         + Tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại đảm bảo kết nối giữa sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao khả năng kết nối sản xuất - thị trường. Thúc đẩy sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận (hữu cơ, VietGap các loại, sản xuất sản phẩm OCOP) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Tăng cường hỗ trợ, hình thành các mô hình, dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát triển nông nghiệp, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp (Homestay, Farmstay…); 
        + Triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, nhất là thành tựu công nghiệp 4.0 vào sản xuất, cải cách hành chính...
        + Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả. Xây dựng và nhân rộng mô hình hoạt động hiệu quả của các hợp tác xã, tổ hợp tác, các liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy các hợp tác xã tham gia chương trình OCOP. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo nghề, tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp. Hỗ trợ hình thành các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với tiêu thụ, xây dựng các chuỗi liên kết thực sự bền vững.
         + Tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp liên kết theo chuỗi giá trị, đầu tư vào chế biến, tiêu thụ.
          Với sự đồng hành, hỗ trợ và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân trong tổ chức thực hiện. Là cơ sở để Ngành Nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tốc độc tăng trưởng, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế của tỉnh nhà giai đoạn 2021-2025.
Nguyễn Ngọc Thạch - Sở Nông nghiệp và PTNT

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây