NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM ĐẢM BẢO TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NĂM 2023

Thứ ba - 17/01/2023 20:43
Thực hiện Kết luận số 372-KL/TU ngày 6/12/2022 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 80/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó đề ra mục tiêu năm 2023, tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt 3,5-4%;
        Với quan điểm tập trung mọi nguồn lực, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương chủ động, quyết liệt, linh hoạt triển khai các giải pháp, thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững trên cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường, nâng cao giá trị gia tăng gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng chống dịch bệnh, đẩy mạnh phát triển sản xuất, khai thác tối đa dư địa đối với các lĩnh vực nhằm đảm bảo giá trị tăng trưởng lĩnh vực nông lâm thủy sản trong năm 2023 đạt 3,5-4%. 
          Và để đảm bảo tốc độ tăng trưởng đó, cần tập trung đạt được một số mục tiêu sau: Sản lượng cây lương thực có hạt đạt trên 26 vạn tấn, trong đó sản lượng lúa đảm bảo các tiêu chuẩn chứng nhận đạt trên 3.600 tấn; sản lượng lúa chất lượng cao đạt trên 20 vạn tấn. Tiếp tục hỗ trợ chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho một số sản phẩm nông sản chủ lực.Nâng cao số lượng và chất lượng đàn vật nuôi, trong đó: đàn trâu 20.500 con; đàn bò 56.500 con; đàn lợn 220.000 con; đàn gia cầm 3.900.000 con, đàn dê 27.700 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 đạt 58.500 tấn. Sản lượng trứng các loại: 50 triệu quả; Tăng tỷ lệ bò lai Zebu đạt trên 71%.Tổng sản lượng thủy sản: 37.500 tấn, trong đó: khai thác: 27.250 tấn và nuôi trồng: 10.250 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 3.600 ha, trong đó: nuôi thủy sản mặn lợ đạt 1.350 ha; nuôi thủy sản nước ngọt đạt 2.250 ha.Trồng rừng tập trung 7.500 ha.  Trồng cây phân tán 3.000.000 cây.Tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,7-49,8%. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng: 1.000.000 m3
          Để đạt được các mục tiêu, cần có những giải pháp trọng tâm, đồng bộ chung cho tất cả các lĩnh vực, cụ thể:
Thứ nhất, tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời, hiệu quả các chủ trương, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp – nông thôn của Trung ương, địa phương, trong đó, chú trọng triển khai Chương trình hành động số 46-CTr/TU ngày 01/12/2022 của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình hành động số 47-CTr/TU ngày 01/12/2022 của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Kết luận số 168- KL/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; Các Nghị quyết, chiến lược, kế hoạch… về thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn đã được HĐND, UBDN tỉnh ban hành.
Thứ hai, ưu tiên bố trí đảm bảo nguồn vốn từ các chính sách đã được HĐND tỉnh, HĐND các địa phương thông qua trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Huy động lồng ghép nguồn vốn từ các các chương trình dự án, các Chương trình MTQG, chương trình có mục tiêu đảm bảo tập trung nguồn lực đẩy mạnh tổ chức chỉ đạo sản xuất nhằm khai thác tối đa dư địa trên tất cả các lĩnh vực; Đối với các nhiệm vụ phát sinh nguồn lực, căn cứ tính cấp bách của nhiệm vụ, các địa phương chủ động, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
         Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó tập trung công tác thông tin tuyên truyền, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ KHCN, nhất là các quy trình sản xuất mới, an toàn, thân thiện với với môi trường... đánh giá và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả và bền vững... từng bước nâng cao chất lượng và giá trị các sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc sản của địa phương.
         Thứ tư, triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nhất là thành tựu công nghiệp 4.0 vào sản xuất; tăng cường hỗ trợ nhằm đưa các sản phẩm nông sản, trong đó chú trọng sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản địa phương lên sàn thương mại điện tử, chợ online...
          Thứ năm, tích cực và chủ động trong công xúc tiến đầu tư, mời gọi các tổ chức, cá nhân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị các ngành hàng nông lâm thủy sản trên địa bàn, xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Quảng Trị; tăng cường công tác hỗ trợ các tổ chức, cá nhân cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi, hỗ trợ hướng dẫn truy xuất nguồn gốc, chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn cho các loại nông sản, đặc biệt các sản phẩm chủ lực của địa phương.
        Thứ sáu, khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch vùng huyện, xã nông thôn mới, đồng thời, lưu ý quy hoạch các vùng, khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao; Triển khai hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm, thủy sản nhằm giảm thiểu chi sản xuất.
         Thứ bảy, tăng cường công tác dự tính dự báo, thông tin tuyên truyền, nắm bắt kịp thời thị trường nông sản, chủ động trong phòng trừ dịch bệnh và ứng phó với thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra trên địa bàn tỉnh.
         Thứ tám, đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính lĩnh vực nông nghiệp, kịp thời và quyết liệt tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các doanh nghiệp, người dân trên địa bàn đầu tư mạnh mẽ vào phát triển sản xuất.
Thứ chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất trên địa bàn; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nông sản.
         Thứ mười, tiếp tục triển khai các chuỗi liên kết sản xuất nông – lâm – thủy sản. Triển khai Kế hoạch phát triển một số liên kết chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2022-2026, định hướng đến năm 2030; xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, sản phẩm OCOP 5 sao; rà soát, đánh giá, lựa chọn để phát triển thêm 25 – 30 sản phẩm OCOP;
        Thứ mười một, cần tập trung chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả phát triển HTX, phấn đấu có trên 60% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động từ loại khá trở lên (theo Thông tư 09/2017/TT-BNNPTNT), Tỷ lệ HTX nông nghiệp thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm cho thành viên đạt từ 20-25% trở lên; có thêm 04-06 HTX có sản phẩm OCOP.
Bên cạnh những giải pháp chung, tổng thể cần chú trọng thêm các giải pháp chuyên ngành trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và công tác thủy lợi, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, làm nền tảng để thúc đẩy sự tăng trưởng của Ngành, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
         Ngoài những giải pháp nói trên, bên cạnh sự phấn đấu nỗ lực của toàn Ngành cần có sự quan tâm, hỗ trợ, đồng hành trong công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất từ tỉnh đến cơ sở, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong huy động, lồng ghép, sử dụng hiểu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển nhanh nền sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp, nhằm mục tiêu phát triển nhanh, bền vững trên lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Nguyễn Ngọc Thạch - Sở NN & PTNT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây