HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC HOA CÚC TRỒNG TRONG CHẬU

Chủ nhật - 13/03/2022 21:59
Cây hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng, là loại hoa dễ trồng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Bên cạnh việc trồng hoa để cắt cành như truyền thống, hiện nay hoa cúc trồng chậu với ưu điểm tươi lâu, thời gian sử dụng dài, đặc biệt là hoa cúc chậu trồng vào dịp tết Nguyên Đán được nhiều người dân ưa chuộng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy nhu cầu tiêu thụ hoa vào dịp Tết Nguyên Đán ngày càng cao, trong đó hoa cúc chậu là loại hoa được các gia đình lựa chọn để chưng vào dịp Tết. Tuy vậy, hiện nay với tình hình sản xuất hoa cúc chậu trên địa bàn vẫn đang còn thiếu, không đủ số lượng và chất lượng chưa cao, chưa đồng đều phục vụ nhu nhu cầu của người dân vào dịp Tết, chúng ta vẫn phải nhập các loại hoa cúc chậu từ các tỉnh thành khác về. Để giúp người dân nắm rõ hơn về Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc chậu phục vụ tết Nguyên đán, chúng tôi hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc trồng trong chậu.
Ảnh: internet
Ảnh: internet
  1. Thời vụ trồng
Hoa cúc Tết thường được trồng vào cuối tháng 8 và trong tháng 9 dương lịch (từ rằm tháng 7 đến đầu tháng 8 âm lịch)  để thu hoa cúc chậu vào đúng dịp Tết Nguyên Đán.
  1. Chuẩn bị mái che.
  • Nên trồng hoa cúc chậu trong nhà có mái che, có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che bằng lưới đen. Thường chúng ta dùng nhà che bằng lưới đen, nhà lưới đơn giãn để trồng vì chi phí thấp, đơn giãn, dễ làm.
  1. Giá thể trồng
  • Giá thể trồng phải tơi xốp, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.
  • Giá thể trồng hoa gồm: 1/3 Đất bột + 1/3 phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh + 1/3 trấu hun, mùm cưa hoặc xơ dừa. Trước khi trồng cây cần xử lý nấm bệnh ở trong đất bằng thuốc trừ nấm như Ridomil (nồng độ 3g/lít).
  1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
    1. Cây giống
Các loại giống cúc chậu được trồng trên địa bàn hiện nay là giống hoa cúc đại đóa, giống hoa cúc pha lê và giống cúc vàng đà lạt. Thường các hộ trồng hoa nhập cây con từ Đà Lạt và các tỉnh trồng hoa của miền Bắc về để trồng sau đó nhân giống hoa ra để trồng bằng hình thức dâm cành.
Tiêu chuẩn của cây giống được dâm từ cành như sau: chiều cao cây đạt 5-7cm, cây có 5-7 lá, đường kính thân khoảng 0,2cm. rễ dài >4cm là phù hợp để trồng vào chậu.
4.2. Kỹ thuật trồng
- Chọn chậu hoa: Thường có 3 loại chậu với đường kính 25-30cm, 45-50cm, 65-70cm, chiều cao các chậu tối thiểu là 20cm.
- Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng xoay vòng từ mép chậu vào trong, cây cách cây 5-6 cm, trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).
- Sau khi trồng cần kê cao chậu hoa lên để tránh cây bị ngập nước do lũ lụt
4.4. Phương pháp thắp đèn để điều tiết sinh trưởng cho cây
Sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng cho cây hoa cúc từ khi trồng đến 1 tháng sau trồng, để cải thiện chiều cao của cây, tăng tỷ lệ đậu hoa, ngoài ra còn giúp đóa hoa to hơn, xòe hơn và tăng độ bền của hoa.
Nên sử dụng bóng đèn huỳnh quang loại nhỏ, công suất 10-20W, xếp chậu thành từng luống, mỗi luống ba hàng. Tiếp theo giăng đèn theo từng hàng, cứ 1,5-2m giăng một bóng đèn, chiều cao của bóng đèn so với ngọn cậy khoảng 1,5m, đèn được thắp từ 6h tối hôm nay đến 5h sáng hôm sau, khi chiều cao cây khoảng 50-60cm thì ngừng thắp đèn.
Cần theo dõi cây trong quá trình thắp đèn, nếu cây con yếu, rễ chậm phát triển thì cần tăng thời gian chiếu sáng.
Đối với cây hoa cúc trồng khoảng 2 tháng cây còn thấp, đang ra nụ, sợ cây nở hoa sớm, muốn cây không phân hóa mần hoa và nở sớm ta thực hiện biện pháp thắp đèn như sau: Dùng bóng điện 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm với mật độ bóng/10m2, hằng ngày chiếu sáng từ 22h đêm đến 2h sáng, chiếu liên tục trong vòng 1 tháng.
4.3.Kỹ thuật tạo dáng chậu
- Bấm ngọn: Sau khi trồng 15 ngày, tiến hành bấm ngọn, sau đó chọn 2 chồi khỏe mạnh nhất để lại.
- Cắm tăm: Sau khi cây Cúc đạt chiều cao khoảng từ 35-40 cm ta bắt đầu cắm tăm định hình chậu cúc.
- Ngắt nụ, tỉa cành: Để hoa to và nở đồng loạt, cần thường xuyên tỉa bỏ các nụ và chồi bên. Thời gian ngưng thắp đèn đến khi tiến hành ngắt nụ khoảng 6 tuần, đối với hoa cúc chỉ lấy một bông cần tiến hành ngắt bỏ các nụ phụ và những cành phụ, để lại nụ chính để cây tập trung dĩnh dưỡng nuôi nụ chính.
4.5. Kỹ thuật tưới nước
Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.
4.6. Kỹ thuật bón phân
Sau khi trồng 5-7 ngày phun chất kích thích sinh trưởng như: Humic, siêu lân, đầu trâu 501… để kích thích cây ra rễ, giúp cây bén rễ hồi xanh, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân bón Đầu trâu (20-20-15+TE) pha với liều lượng 1-1,2kg phân/100lít nước để tưới cho 100 chậu hoa. Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.
Ngoài ra có thể dùng thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun ướt đẫm cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Nên phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
  1. Biện pháp phòng trừ một số sâu bệnh hại cây hoa cúc đầu vụ.
Trên hoa cúc thường xuất hiện các đối tượng sau bệnh hại chủ yếu sau:
    1. Bệnh lỡ cổ rễ.
Nấm bệnh xâm nhập vào bộ rễ, khi cây bị bệnh quan sát phần cổ rễ sát mặt đất thấy có vết bệnh màu xám nâu, rễ bị thối mềm thân lá héo dần và héo khô.
Biện pháp phòng trừ: Cần phun phòng trừ cho cây khi thấy cổ rễ sát mặt đất có vết bệnh màu xám nâu, để bệnh không để bệnh lây lan. Dùng các loại thuốc đặc trị nấm như: Ridomil, Anvil, Validacin... để phòng trừ. Liều lượng pha theo hướng dẫn trên nhãn thuốc.
5.2 Bệnh Đốm lá
Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá sau đó lan vào phiến lá, màu xám nâu, hoặc xám đen hình tròn, hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng. Gặp thời tiết ẩm ướt, trên mô bệnh có lớp nấm mốc màu đen, lá bị thối, dễ rụng.
Biện pháp phòng trừ: Khi cây chớm bị bệnh phun phòng trừ bằng các loại thuốc BVTV như: Topsin-M, Aliette, Rovral
5.3. Bệnh rĩ  sắt
Bệnh do nấm gây ra, đầu tiên mặt dưới lá xuất hiện những đốm bệnh màu xanh nhạt, sau đó từ đốm bệnh nổi lên thành những nốt mụn sần sùi như mụn cóc, mụn có màu trắng, rồi chuyển dần sang màu vàng.

Bin pháp phòng tr: Phun phòng tr bnh bng các loi thuc như: Anvil, Bavistin, Carbenzim, …khi thy bnh chm xut hin trên vườn thì nên phun 2 ln cách nhau 3-5 ngày.

5.4. Rệp các loại
Rệp chích hút dịch cây tạo thành vết nhỏ màu vàng nâu hoặc thâm đen, làm cây còi cọc, ngọn xoăn chùn lại, lá biến dạng.
Biện pháp phòng trừ: Khi mật số rệp cao có thể dùng một trong các loại thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Emamectin benzoate + Petroleum spray oil (Comda), Garlic juice (Bralic – Tỏi Tỏi).
5.5. Bọ trĩ
Bọ trĩ chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, màu hoa nhạt, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém.
Biện pháp phòng trừ: Khi bọ mới phát sinh gây hại thường xuyên tưới phun nước cho cây, sử dụng bẫy dính màu vàng để tiêu diệt trưởng thành bọ trĩ, sử dụng thuốc có hoạt chất như: Dinotefuran (Oshin), Spinetoram (radiant) để phòng trừ.
Cáp Thị Liên, Nguyễn Thị Hoài Trinh.
Trạm Trồng trọt và BVTV Đông Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1.8 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây