DỰ BÁO SVGH CHỦ YẾU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ TỪ 16/3/2023-15/4/2023

Thứ hai - 10/04/2023 03:18
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
1. Trên cây lúa: Chuột tiếp tục cắn phá gây hại lúa giai đoạn làm đòng; bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời nhất là trên các giống nhiễm (IR 38, VN 10, 13/2, Bắc thơm 7, HC 95,...); nguy cơ bệnh đạo ôn cổ bông, cổ lá đòng phát sinh gây hại nhiều nơi thời gian tới; bệnh đốm sọc vi khuẩn, đốm nâu tiếp tục lây lan gây hại; sâu cuốn lá nhỏ tiếp tục gia tăng mật độ và diện tích nhiễm; rầy các loại tích lũy mật độ, nhện gié, bệnh bạc lá vi khuẩn, khô vằn, lem lép hạt khả năng phát sinh gây hại giai đoạn làm đòng - trổ.
Biện pháp phòng trừ:
- Trên những ruộng đã bị bệnh đạo ôn phải ngừng bón tất cả các loại phân và phân bón qua lá, khẩn trương phun thuốc phòng trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất hoặc hỗn hợp các hoạt chât Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil... như: Beam, Fujione, Ninja, Fillia, Map Famy, ... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào, vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một 5 - 7 ngày. Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.
Tăng cường kiểm tra, theo dõi và phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau khi lúa trổ 5-7 ngày. Đặc biệt chú ý trên những chân ruộng đã bị bệnh và ruộng có áp lực bệnh cao (Những vùng bị nhiễm đạo ôn lá chưa được phòng trừ, hoặc phòng trừ chưa tốt, vùng ổ dịch, ruộng đã bị đạo ôn lá hại nặng, những vùng gieo trồng giống nhiễm như HC95, IR38, VN10, Bắc thơm 7...).
- Tăng cường diệt chuột bằng nhiều biện pháp như đào bắt, dùng bẫy bã kết hợp sử dụng các loại thuốc, ưu tiên sử dụng thuốc sinh học, các thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…). công tác diệt chuột cần được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có hiệu quả. Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng xung điện để diệt chuột.
- Phun thuốc phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc có hoạt chất Bronopol, ningnanmycin,oxolinic acid+ streptomycin… như: Totan 200WP, Map Lotus 125WP, Bonny 4SL, Xantocin 40WP,... nên phun phòng sau những trận mưa.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến, mật độ sâu cuốn lá nhỏ, rầy các loại, bệnh khô vằn, nhện gié... để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Chú ý: Tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay ở những nơi có mật độ từ 750-1.000 con/m2 trở lên; phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ ở những vùng có mật độ cao khi sâu tuổi 1, 2 hay sau khi bướm ra rộ 5-7 ngày.
2. Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại, chú ý những vùng ngô gieo trồng muộn.
Biện pháp phòng trừ:
- Thực hiện các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để phòng chống sâu keo mùa thu. Thường xuyên điều tra tình hình phát sinh gây hại của sâu để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý triệt để.
- Những nơi sâu đang gây hại sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Bacillus Thuringiensis, Spinetoram, Indoxacarb, Lufenuron, Emamectin benzoate... như: Bitadin WP, Map - Biti WP 50000 IU/mg, Map wing 45WP, Dylan 10WG, Angun 5WG, Proclaim 1.9EC,... để phun trừ khi sâu tuổi 1-2, phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, phun 2 lần cách nhau 10-12 ngày, phun theo hàng và phun kỹ, ướt đều nõn lá.
3. Trên cây hồ tiêu: Bệnh chết nhanh, chết chậm và các đối tượng khác như tuyến trùng, rệp sáp, bệnh thán thư... tiếp tục gây hại ở các vườn bị bệnh, vùng ổ dịch.
Biện pháp phòng trừ: Tiến hành chăm sóc, bón phân, tăng cường bón phân hữu cơ đảm bảo dinh dững cho cây nuôi quả. Tăng cường kiểm tra, xử lý tuyến trùng, rệp sáp, bệnh chết nhanh, chết chậm.... Đối với bệnh chết nhanh cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn và đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột. Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu hoạt chất Phosphonate; Metalaxyl + Mancozeb; Metalaxyl ... như: Agrifos-400, Ridomil gold 68WP, Mataxyl 500WP... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ bệnh.
4. Trên cây cà phê: Các đối tượng dịch hại như: Rệp các loại, bệnh thán thư, khô cành, gỉ sắt... tiếp tục gây hại, hại nặng trên các vườn cà phê già cỗi, không chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.
Biện pháp phòng trừ: Xử lý thuốc để phòng trừ sâu bệnh kết hợp bón phân chăm sóc, tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh để tăng tỷ lệ ra hoa - đậu quả.
5. Trên cây cao su: Bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo tiếp tục phát sinh phát triển. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá khả năng lây lan, gây hại trên diện rộng.
Biện pháp phòng trừ: Kiểm tra vườn thường xuyên, phát hiện và xử lý cây bị bệnh xì mủ, loét sọc mặt cạo. Tiến hành bôi thuốc trên mặt cạo và vết xì mủ bằng các loại thuốc đặc hiệu để tránh lây lan. Phun thuốc phòng trừ bệnh phấn trắng trên những diện tích nhiễm, những vườn có nguy cơ nhiễm bệnh cao, không để lây lan ra diện rộng.
6. Trên cây sắn: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại nhiều nơi, hại nặng những vùng đã bị bệnh các năm trước. Nhện đỏ khả năng phát sinh, gây hại nhiều vùng trong điều kiện nắng nóng.
Biện pháp phòng trừ: Điều tra, khoanh vùng bị nhiễm bệnh khảm lá virus, tập trung diệt trừ bọ phấn môi giới, xử lý cây bị bệnh không để lây lan ra diện rộng. Đối với những vùng chưa tiến hành trồng mới: Tuyệt đối không sử dụng hom sắn từ các vùng đã bị bệnh khảm lá để làm giống. Điều tra theo dõi các đối tượng sâu, bệnh khác như rệp sáp bột hồng, bệnh chổi rồng,... để có biện pháp xử lý sớm và hiệu quả./.
CHI CỤC TT & BVTV
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây