NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 1/2023

Thứ năm - 12/01/2023 02:14
Tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm, không khí lạnh (KKL) có tần suất và cường độ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN), có 3-5 đợt gió mùa đông bắc và không khí lạnh, rét đậm tập trung trong tháng 01, vùng núi có khă năng xuất hiện rét hại. Lượng mưa đạt xấp xỉ TBNN cùng kỳ và đạt 80%-120% TBNN cùng kỳ. Nhiệt độ phổ biến xấp xỉ TBNN cùng kỳ với chuẩn sai (-0,5) đến 0,5oC. Tháng có số ngày rét đậm lớn nhất trong năm.
- Tiểu hàn 5/01/2023 (14/12 Nhâm Dần); Đại hàn: 20/01/2023 (29/12 Nhâm Dần)
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
1. Công việc đồng áng:
- Từ ngày 5 - 10/01/2023: Gieo sạ các giống lúa HC 95, Hà phát 3, Bắc Thơm 7, Bắc Thịnh, VNR20 và các giống  có thời gian sinh trưởng (TGST) tương đương.  
- Từ ngày10 - 15/01/2023: Gieo sạ các giống lúa Thiên ưu 8, Khang dân, ĐD2, TBR97, Đài thơm8, HĐ9, HaNa số 7, ADI28,QR1 và các giống có TGST tương đương. 
- Từ ngày 15 - 20/01/2023: Gieo sạ các giống lúa HN6 và các giống lúa có TGST tương đương.. 
- Gieo hạt rau, đậu các loại khi trời ấm.
- Chống rét cho lúa và các loại cây trồng khác từ đầu tháng 01/2023.
- Phun thuốc trừ cỏ cho lúa. 
- Tỉa dặm, bón phân thúc cho lúa sau gieo 15 - 20 ngày (khi trời ấm)
- Gieo ngô chính vụ từ 15/12/2022 đến ngày 20/01/2023.
- Gieo lạc vùng thường xuyên bị khô hạn từ 15/12/2022 đến 15/01/2023, vùngđồng bằng đủ ẩm gieo từ 10/01 - 10/02/2023.
- Trồng khoai lang từ cuối tháng 11/2022  đến 15/1/2023, vùng cát ven biển trồng từ 15/12/2022-10/2/2023.
- Trồng sắn: Vùng đất hay bị ngập úng cuối vụ trồng từ cuối tháng 11/2022; Vùng gò đồi, trung du trồng từ 01/12/2022 đến 15/02/2023;
+ Bệnh khảm lá sắn: phải chọn giống sắn ở vùng không bị bệnh để trồng; nhổ bỏ, tiêu hủy cây sắn bị bệnh sau khi phun trừ môi giới truyền bệnh.
- Trồng ớt: Trên chân đất cát, cát pha, gò đồi thường thiếu nước cuối vụ: Gieo hạt từ 15/10 đến 15/11/2022, trồng từ 01/12/2022 đến 05/01/2023; Trà chính vụ: Gieo hạt từ 20-30/12/2022, trồng từ 25/01 đến 10/02/2023.
- Không gieo cấy, tỉa dặm, bón phân đạm, phun thuốc diệt cỏ cho lúa và hoa màu trong những ngày nhiệt độ dưới 160C.
- Tiến hành làm đất, bón vôi và cày lật gốc rạ trước khi gieo ít nhất 1 tháng.  Tập trung bón phân lót nặng, tăng cường diệt trừ chuột và Ốc bưu vàng.
 2- Chăn nuôi: 
- Quản lý đàn gia súc, gia cầm.
- Tăng cường kiểm tra chuồng trại, thức ăn, nước uống,các loại thuốc thú y,…đảm bảo phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
- Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
- Tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm ở vật nuôi như: Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trâu bò, Tai xanh (PRRS) ở lợn, …theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3- Thuỷ sản: 
- Tiến hành cải tạo ao nuôi để chuẩn bị thả tôm. Chống rét cho tôm, cá.
- Triển khai thả cá chân ruộng sâu. Thả cá thịt ở vùng hồ đã thu hoạch.
-  Nuôi vỗ tăng trưởng cá bố mẹ để chuẩn bị cho sinh sản  chính vụ.
- Khai thác nghề lưới vây mành cá cơm; lưới rê các loại như: Thu, Ngừ, bùng nhùng, đằn, Chim, 3 lớp khai thác mực nang, cá Hố, Trích, ghẹ; lồng bẫy khai thác ghẹ và ốc hương; pha xúc; lưới chụp. 
4- Lâm nghiệp:
- Chống rét cho cây thông nhựa trong vườn ươm, phá váng cho cây con mới cấy vào bầu. Kiểm tra các loại cây Keo, Muồng đen, và các loại cây bản địa trồng rừng khác đã trồng từ 2022.
- Kết thúc cấy giống cây Thông, Phi lao đợt cuối cùng.
- Phòng chống cháy rừng ở miền tây huyện Hướng Hoá. 
5- Thuỷ lợi:
- Kiểm tra các hồ đập, trạm bơm tưới, tiêu và kênh mương, xử lý những chỗ rò rỉ, be bờ đồng ruộng, hạn chế tổn thất nước tưới. 
- Vận hành các công trình cấp nước sản xuất vụ Đông Xuân và chống rét cho lúa.
- Nạo vét kênh tiêu thoát nước vùng ngập úng để gieo sạ.
- Làm vệ sinh kênh mương, phát quang đường công vụ và hai bờ kênh thuận lợi đi lại quản lý, vận hành
- Nạo vét bùn cát thượng lưu cửa vào các đập dâng 
- Kiểm tra các cống ngăn mặn, hàn gắn những chỗ thân đê bị vỡ sau lũ lụt không để mặn xâm nhập khi triều cường.
                         BAN BIÊN TẬP
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây