NHỮNG VIỆC CẦN LÀM TRONG THÁNG 3

Chủ nhật - 05/03/2023 21:09
- Có 2-3 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực của tỉnh dưới dạng nén rãnh áp thấp.
- Nhiệt độ và lượng mưa xấp xỉ TBNN cùng kỳ.
- Đây là thời kỳ giao mùa thường xuất hiện dông, lốc, sét và mưa đá vào chiều tối.
- Mực nước thượng lưu các sông có mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN cùng kỳ.
- Kinh trập: 5/3/2023 (14/02 Quý Mão); Xuân phân: 20/3/2023 (19/02 Quý Mão)
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
1- Công việc đồng áng:
- Kiểm tra ruộng lúa để bón đòng. Chú ý bón trước trổ 25 - 30 ngày; tăng phân kali, giảm phân đạm.
- Tháo nước phơi ruộng 2 - 3 ngày ở những trà lúa đứng cái (chỉ với những chân ruộng chủ động nước). Tăng cường các biện pháp diệt chuột.
- Chăm sóc đậu đỗ, chú ý bón phân và vun gốc cho lạc, ngô kịp thời.
- Gieo vừng từ 5/3 - 20/3/2023.
- Tiếp tục phòng trừ sâu bệnh hại lúa và hoa màu; đặc biệt là bệnh đạo ôn, LSĐ, chuột hại lúa; rệp, sâu đục cờ, sâu đục thân ngô; sâu đục quả đậu đỗ...
- Phòng trừ bệnh trên cây hồ tiêu, bệnh thối nõn dứa, bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá trên cây cao su.
- Bón phân, chăm sóc cho cây công nghiệp dài ngày  (cao su, Hồ tiêu...), cây ăn quả các loại.
2- Chăn nuôi: 
- Quản lý đàn gia súc, gia cầm.
- Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND cấp xã từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 3 theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra chuồng trại, thức ăn, nước uống,các loại thuốc thú y,…đảm bảo phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
- Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại và môi trường chăn nuôi nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi.
- Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ vụ Xuân năm 2023 cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm ở vật nuôi như: Lở mồm long móng gia súc, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục trâu bò, Tai xanh (PRRS) ở lợn, …theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
3- Thuỷ sản: 
- Tiến hành cải tạo ao nuôi tôm sú, tôm thẻ ven sông để chuẩn bị thả tôm.
- Triển khai nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
- Phòng chống dịch bệnh cho tôm, cá.
- Tăng cường chăm sóc cho cá mới thả.
- Cho cá mè sinh sản chính vụ và ươm cá bột.
- Khai thác nghề lưới vây rút chì và vây mành khai thác cá cơm; các nghề lưới rê như: Thu, Ngừ,  cá Chim, 3 lớp khai thác mực nang, cá Hố, Trích, bùng nhùng, chuồn; lồng bẫy khai thác ghẹ và ốc hương; pha xúc; lưới chụp.   
4- Lâm nghiệp:
- Chăm sóc cây con, làm cỏ, phá váng, bón phân cho cây Thông nhựa, Phi lao, Xà cừ, Sao đen. Tiếp tục chăm sóc và bảo vệ rừng.
- Tiến hành khai thác rừng trồng, lâm đặc sản dưới tán rừng.
-    Phòng chống cháy rừng ở huyện Hướng Hóa.
-    Trẻ hóa, chăm sóc, làm cỏ, bón phân vườn cây mẹ lấy hom cây Keo lai.
5 - Thuỷ lợi:
- Giữ nước ở ao, hồ, đập và ruộng để phòng chống hạn.
- Tu bổ đê điều đảm bảo ngăn mặn giữ, ngọt phục vụ sản xuất.
- Tổ chức thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (nông lộ phơi...)
- Xây dựng phương án chống hạn cuối vụ Đông Xuân và đầu vụ Hè Thu.
                         BAN BIÊN TẬP
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây