GHI NHẬN MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TRONG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG QUA MÁY BẪY ẢNH

Thứ hai - 11/07/2022 21:41
Việt Nam, là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gen quý, hiếm. Ðến nay, Việt Nam đã thành lập được 167 khu bảo tồn, trong đó gồm 34 vườn quốc gia; 56 khu dự trữ thiên nhiên; 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh; 54 khu bảo vệ cảnh quan. Ở đó là nơi trú ngụ của 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn (312 loài thú, 840 loài chim, 167 loài ếch nhái, 317 loài bò sát, trên 7.700 loài côn trùng, và nhiều loài động vật không xương sống khác).
GHI NHẬN MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TRONG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐAKRÔNG QUA MÁY BẪY ẢNH
           Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 37.666,01 ha, là điểm cuối dãy Trường Sơn Bắc. Nơi đây được tổ chức bảo tồn Chim quốc tế (Birdlife International) xếp vào Vùng Chim đặc hữu vùng địa hình đất thấp Trung Bộ; là một trong 4 vùng chim đặc hữu của Việt Nam. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông đã ghi nhận được 1.452 loài thực vật bậc cao có mạch, 91 loài thú, 193 loài chim, 49 loài bò sát ếch nhái. 
          Để kiểm chứng, ghi nhận hình ảnh và địa điểm xuất hiện của các loài động vật nói chung, quý, hiếm nói riêng theo Nghị định số 06/NĐ-CP, Nghị định số 84/NĐ-CP trong khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Tháng 8/2021, cán bộ BQL Khu BTTN Đakrông phối hợp tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát rừng đã chủ động thực hiện đặt 08 máy bẫy ảnh trên các tiểu khu. Sau 6 tháng đặt máy đã thu được 04 máy/08 máy, qua dữ liệu được ghi lại tại hiện trường các máy bẫy ảnh cho thấy số lượng các loài động vật gồm Sốc, Chồn vàng, Hon, Chim, Cầy gấm… trong đó cũng đã ghi nhận được một số loài quý hiếm như Thỏ Vằn, Khỉ vàng và một số loài động vật khác.
  image 20220712084333 1
Khỉ vàng (Macaca mulatta)
Trong thời gian tới, BQL thực hiện thu hồi các máy bẫy ảnh còn lại để tra xuất giữ liệu hình ảnh và tiếp tục kết hợp giữa công tác tuần tra rừng và đặt máy bẫy ảnh nhằm ghi nhận thêm các loài động vật trong khu BTTN Đakrông. Hi vọng trong thời gian tới các máy bẫy ảnh ghi nhận được các loài thu quý hiếm như Bò Tót, Mang trường sơn, Gà lôi…BQL xem đây là hoạt động thường xuyên của một một cán bộ BQL khu bảo tồn khi có điều kiện tuần tra rừng.
Hoàng Văn Chiến – BQL Khu BTTN Đakrông
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây