VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘI NGŨ THÚ Y CƠ SỞ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯỚNG HÓA

Thứ tư - 26/04/2023 03:23
Như chúng ta đã biết đội ngũ cán bộ Thú y cơ sở được xem là người "gác cửa", người lính "xung kích" trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn các các xã, thị trấn, họ là những người thường xuyên trực tiếp tiếp xúc với chất thải động vật, môi trường ô nhiễm, có nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do lây từ vật nuôi sang như bệnh Dại, bệnh Cúm H5N1,vv… lại nguy hiểm vì đối diện với vật nuôi hung hãn mỗi khi tiêm phòng, chữa trị bệnh.
        Để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh vật nuôi thì cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên môn ngay từ cơ sở, mà lực lượng nồng cốt để thực hiện công tác này chính là Nhân viên thú y cấp xã. Ngoài việc thực hiện công tác tiêm phòng theo định kỳ hàng năm, tiêu độc khử trùng chuồng trại vật nuôi,.... Nhân viên thú y còn tham mưu, xây dựng các chương trình, kế hoạch liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y trên địa bàn mình quản lý cho chính quyền địa phương. Mặc dù vai trò và trách nhiệm nặng nề như vậy nhưng thu nhập và các chính sách đãi ngộ thì còn quá ít.
 Hiểu được vấn đề đó trong những năm qua mặc dù Đảng và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã có những chủ trương, chính sách quan tâm đến đội ngủ Thú y cơ sở, điển hình là Nghị quyết số 161/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị quy định về mức hỗ trợ cho Nhân viên thú y cấp xã, Khuyến nông viên cấp xã; công văn số 1023/UBND-NC ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh hướng dẫn việc triển khai thực hiện nghị quyết số 161/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định về mức hỗ trợ cho Nhân viên thú y và Khuyến nông viên cấp xã… Tuy nhiên, cũng qua thực tiễn công tác thú y cơ sở, nhất là các đợt tiêm phòng cho thấy những bất cập phát sinh. Nguyên nhân được chỉ ra là mặc dù trách nhiệm cao, công việc nhiều nhưng chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ thú y cơ sở còn quá ít ỏi nên thiếu tính hấp dẫn và sự ràng buộc trách nhiệm. Theo nghị quyết 161/NQ-HĐND thì huyện Hướng Hóa sẽ có 21 suất nhân viên thú y/ 21 xã, thị trấn với mức hỗ trợ bằng hệ số 1,15 mức lương cơ sở/ suất/ tháng.
        Qua thực tiển nhiều năm cho thấy: Hướng Hóa là huyện miền núi có địa bàn rộng, hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa còn chăn nuôi theo kiểu thả rong. Do đó để đáp ứng được nhiệm vụ chuyên môn được giao (nhất là các đợt tiêm phòng vật nuôi) thì phải đòi hỏi người cán bộ thú y ở cơ sở phải có năng lực, trình độ và bỏ công sức rất lớn mới hoàn thành được nhiệm vụ. Hiểu được vấn đề trên thì chúng ta: Đảng và chính quyền và các nghành các cấp cần có thêm những chủ trương, chính sách hấp dẫn, phù hợp đối với đội ngũ Thú y cơ sở để họ yên tâm gắn bó, tâm huyết với công việc. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuyển giao kiến thức khoa học, kỹ thuật mới tới đội ngũ thú y cơ sở nhằm mục đích cuối cùng tạo điều kiện cho nghành Chăn nuôi trên địa bàn huyện ngày càng phát triển.
Lê Văn Châu - Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hướng Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây