HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH CHẾ BIẾN CÁ HẤP ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO HƯỚNG GMP

Thứ tư - 06/01/2021 20:20
Hiện nay, tại Quảng Trị có 76 cơ sở (lò hấp cá), với công suất 170÷250 tấn nguyên liệu/năm/lò, tập trung chủ yếu ở các xã/thị trấn ven biển. Thu nhập của mỗi lò hấp từ 150 ÷ 230 triệu đồng/năm. Thời gian chế biến từ tháng 12 năm trước đến tháng 9 năm sau.
cá hấp
cá hấp
 Kỹ thuật chế biến khá đơn giản, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ thu gom. Sản phẩm đầu ra là cá nục khô và cá cơm khô. Để xây dựng một lò hấp thông thường thì cần vốn đầu tư  xây dựng nhà xưởng, mua sắm dụng cụ thiết bị khoảng  400 ÷ 500 triệu đồng và vốn lưu động sản xuất khoảng 500 triệu đồng. Nhân công lao động từ 8÷12 người/lò hấp, số nhân công này phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và công suất của lò hấp. Tuy nhiên, các lò hấp có một vấn đề cần khắc phục để nâng cao hiệu quả, đó là:
- Mặt bằng sản xuất: Diện tích yêu cầu của 1 lò hấp khoảng: 1.520m2 (nhà xưởng: 120m2, sân phơi: 1.400m2). Các lò hấp nằm trong khu dân cư, nên không mở rộng được quy mô sản xuất.
- Nhà xưởng xây dựng chưa đảm bảo cho vệ sinh ATTP và an toàn lao động.
- Nhiên liệu đốt là củi than nên rất nóng và khói ảnh hưởng đến môi trường sản xuất và môi trường xung quanh.
- Sân phơi cá là các khoảng đất trống của sân nhà, bên đường hoặc bãi đất hoang, nên sản phẩm chưa đảm bảo vệ sinh ATTP, độ ẩm (độ khô) không đồng đều.
- Người tham gia lao động chưa chú trọng trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động và kiến thức về an toàn vệ sinh, an toàn lao động, dẫn đến rất nhiều tai nạn lao động xảy ra.
- Nguyên liệu: Để mua được cá thì các lò hấp phải đầu tư một số tiền (gọi là đầu nậu) vào các tàu khai thác xa bờ ưu tiên thu mua hoặc nhờ mối quan hệ quen biết. Có một số cơ sở buộc phải ngừng sản xuất vì thiếu vốn không mua được cá.
- Các lò hấp chưa có hồ sơ truy xuất nguồn góc nên gặp khó khăn khi bán sản phẩm. Các lò hấp đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Quảng Trị cấp Giấy chứng nhận “Cơ sở sản xuất đủ điều kiện đảm bảo ATTP” và sản phẩm cá khô chỉ bán ở trong nước. 
Với mục tiêu chuyễn giao kỹ thuật chế biến cá hấp có sử dụng cẩu tời, nồi hấp sử dụng điện và dàn phơi có mái che. Đảm bảo an toàn lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường, tăng hiệu quả sản xuất. Thông qua mô hình, công tác tập huấn và hội nghị để nâng cao năng lực chế biến của hộ dân và cộng đồng.
Năm 2020, Trung tâm khuyến nông phối hợp với UBND xã Gio Việt và UBND Thị trấn Cửa Việt triển khai mô hình “Chế biến cá hấp đảm bảo vệ sinh ATTP theo hướng GMP (quy phạm sản xuất)” trên địa bàn xã Gio Việt và Thị trấn Cửa Việt.
Sau khi khảo sát thực tế nhiều hộ có lò hấp cá, Trung tâm và lãnh đạo xã/thị trấn thống nhất chọn hộ có nhu cầu học hỏi để thay đổi cách chế biến, mạnh dạn đầu tư mở rộng cơ sở. Hai hộ được chọn thực hiện: ông Nguyễn Văn Mầu ở Xuân Tiến, xã Gio việt và ông: Nguyễn Văn Hai ở Khu Phố 2, TT.Cửa Việt.
Để hộ thực hiện và bà con nắm rõ quy trình cũng như các thiết bị sử dụng trong chế biến. Trung tâm đã tổ chức một lớp tập huấn để chuyễn giao kỹ thuật và các bước vận hành dụng cụ thiết bị đảm bảo an toàn. Mô hình triển khai với phần kinh phí nhà nước hỗ trợ là 50% cho các hạng mục đầu tư là: 8 nồi hấp cá sử dụng điện, 2 hệ thống cẩu tời, 20 dàn phơi.
Sau hơn 6 tháng triển khai, mô hình đã cho thấy tính hiệu quả của việc áp dụng quy trình chế biến mới, sử dụng thiết bị cơ giới hóa đã đạt được yêu cầu của chương trình đề ra.
- Về hiệu quả kinh tế:  Hai hộ đã chế biến 267,5 tấn nguyên liệu, thu được 99,2 tấn sản phẩm khô đạt chất lượng đảm bảo vệ sinh ATTP, bán cho các cơ sở thu mua tại địa phương và thu lãi ròng: 274.073.000đ.
- Về kết quả đạt được của mô hình so với chế biến thông thường: Sử dụng nồi hấp điện giảm chi phí nhiên liệu, an toàn và thuận tiện trong chế biến, tăng năng suất hấp cá (tăng 30% trên cùng một đơn vị thời gian). Hệ thống cẩu tời điều khiển tự động, thì giảm được 2 công lao động,  đảm bảo an toàn cho người lao động tại khâu hấp cá. Phơi cá trên dàn thì thời gian được rút ngắn từ 1÷1,5 giờ so với phơi trực tiếp trên đất. Sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP, giá bán cao hơn từ 1.000÷2.000đ/kg và dễ bán hơn. Sử dụng điện để điều khiển cẩu tời, đốt nóng nước trong nồi hấp thay thế nhiên liệu đốt là củi than phù hợp với xu hướng sản xuất. Môi trường chế biến sạch sẽ không khói bụi, không nóng. Tiền điện sản xuất 470.000đ/tấn nguyên liệu thấp hơn tiền mua củi đốt: 500.000đ/tấn nguyên liệu.
Mô hình được xây dựng trong điều kiện ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên cũng gặp một số khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Trung tâm khuyến nông và UBND hai xã/thị trấn đã chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ, hộ mô hình đã nhiệt tình trong đầu tư và chế biến nên mô hình đã triển khai thành công. Các hộ sản xuất trong vùng đã hồ hỡi tiếp nhận và làm theo. Mong rằng chính quyền địa phương quan tâm để mô hình được nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cá khô Quảng Trị. Giải quyết việc làm cho lao động tại các xã ven biển đặc biệt là lao động nữ, thúc đẫy nghề khai thác phát triển.                      
Nguyễn Thăng Long - TT KN 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây