TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH

Thứ năm - 08/09/2022 04:26
Huyện Gio Linh là một huyện có đa số người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp và chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế (chiếm 25,78%), quan trọng hơn, ngành có vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội. Riêng lĩnh vực sản xuất chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn trong nội bộ ngành (25,62% ngành nông nghiệp),.Đây là lĩnh vực sản xuất có ảnh hưởng quan trọng trong việc thoát nghèo, vươn lên làm giàu của người nông dân.
         Tuy nhiên, trong thời gian qua, lĩnh vực sản xuất chăn nuôi đang phát triển chưa đúng với tiềm năng của nó. Cụ thể, hiện nay, toàn huyện có 74 cơ sở có quy mô số gia súc, gia cầm đạt tiêu chí trang trại chăn nuôi, trong đó có 33 cơ sở chăn nuôi lợn, 36 cơ sở chăn nuôi bò, 01 cơ sở chăn nuôi trâu và 04 cơ sở chăn nuôi gà (theo tiêu chí quy mô chăn nuôi - Nghị định số 13/2020/NĐ-CP), các cơ sở này đa số chưa được cơ quan quản lý chuyên ngành đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chăn nuôi, mặt khác, theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện, hiện nay toàn huyện có 21 trang trại đạt tiêu chí kinh tế trang trại (theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT), chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong toàn bộ lĩnh vực sản xuất chăn nuôi của huyện.
    Nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại bao gồm nhiều yếu tố, nhưng một số yếu tố ảnh hưởng, tác động lớn đó là: 
    - Quỹ đất dành cho phát triển trang trại trên địa bàn còn rất ít, lại thuộc quyền sử dụng của những người không có nhu cầu đầu tư lĩnh vực này, ngược lại, một số nhà đầu tư tiềm năng lại thiếu đất để phat triển sản xuất.
    - Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phức tạp, kéo dài.
    - Chính quyền địa phương chưa quan tâm công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, bên cạnh đó thiếu các chính sách thu hút nhà đầu tư trên lĩnh vực này.
    - Giá cả đầu vào và đầu ra trong thời gian qua biến động bất lợi cho người sản xuất chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi còn xảy ra nhiều, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn bấp bênh (đối với cơ  sở sản xuất quy mô nhỏ, suất đầu tư thấp- áp dụng tiến bộ kỹ thuật còn yếu).
    Để chăn nuôi trang trại có sự bứt phá, trong thời gian tới, thiết nghĩ chính quyền địa phương cần có những giải pháp sau:
    - Đẩy mạnh chuyển đổi đất sản xuất khác không hiệu quả sang sản xuất chăn nuôi.
    - Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, đồng thời công khai, minh bạch, kêu gọi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư bên ngoài vào đầu tư trên địa bàn huyện.
    - Hướng dẫn, tạo điều kiện để người dân hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để được công nhận đủ điều kiện sản xuất trang trại chăn nuôi.
    - Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng Luật Chăn nuôi trong nhân dân để người dân hiểu và tích cực thực hiện, góp phần hạn chế dịch bệnh.
    Nếu các vấn đề trên được thực hiện, chăn nuôi trang trại sẽ phát triển, đem lại sự thịnh vượng chung, giúp cải thiện bộ mặt nông thôn trong thời gian tới.
Kỹ sư: Lê Hữu Thân
                                                              Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Gio Linh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây