PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LEO TRÊN CÁC HỒ, ĐẬP

Thứ năm - 12/01/2023 04:29
Nhằm tận dụng mặt nước một cách có hiệu quả, phát huy lợi thế mặt nước trên các hồ đập thủy lợi cũng như phát triển thêm đối tượng nuôi mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị triển khai mô hình nuôi cá leo trong lồng tại hồ đập, hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LEO  TRÊN CÁC HỒ, ĐẬP
        Mô hình được triển khai tại thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh với quy mô 180m3, lồng nuôi được đặt tại hồ Bảo Đài có diện tích lớn, nguồn nước không bị ô nhiễm. Đây là địa bàn vùng núi khó khăn, tham gia mô hình hộ nuôi được trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 70% giá trị con giống và thức ăn.
        Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình nuôi, ông Trần Đức Dũng chủ mô hình nuôi cho biết, gia đình ông nuôi cá trong lòng bè trên hồ Bão Đài đã lâu năm, hiện gia đình ông có 2 bè nuôi. Từ trước đến nay gia đình ông chỉ nuôi cá diêu hồng, cá trắm cỏ và cá chép. Để đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt trong lòng bè, phát triển đối tượng nuôi mới, gia đình ông đã mạnh dạn tham gia thực hiện mô hình nuôi cá leo. Tuy chưa có kinh nghiệm nhưng nhờ cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn ông đã tiếp thu được kỹ thuật và nuôi thành công con cá leo trong lồng. Qua quá trình nuôi cho thấy mô hình thực sự mang lại hiêu quả kinh tế cao, cá nhanh lớn, tỷ lệ sống cao. Mô hình đã mang về cho gia đình ông Dũng khoảng lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với nuôi các đối tương cá khác như trắm cỏ, chép, diêu hồng.
         Ông Dũng cũng chia sẽ thêm kinh nghiệm nuôi của gia đình ông, nuôi cá leo trong lồng nguồn nước rất quan trọng, nguồn nước phải sạch thì cá sẽ ít bệnh tật, nếu sử dụng nguồn nước bẩn để nuôi thì con cá chậm phát triển. Về thức ăn, cá leo thích ăn cá tạp hơn là bột công nghiệp, quá trình nuôi phải cho ăn đầy đủ, nếu như không đầy đủ thì chúng sẽ cắn lẫn nhau, cá lớn sẽ ăn cá bé. Trong quá trình nuôi mình phải dịch chuyển lồng, xê dịch qua về vì cá sau khi ăn sẽ thải phân ra ngoài có thể gây ô nhiểm lồng bè, trong 1 tháng hoặc 1,5 tháng sẽ dịch chuyển lại vị trí củ. Những ngày thời tiết mưa nắng thất thường ông Dũng thường bỏ thêm lá cây Xoan, lá Bàng, lá Bổi Cời vào trong các lồng nuôi, ông cho biết làm thế để giảm cho cá bị ngạt và khỏi sinh bệnh.
          Nhìn đàn cá leo nhanh lớn, không bệnh tật ông Dũng vừa vui mừng nói: “Năm trước nhà tôi nuôi cá diêu hồng thì tốc độ phát triển chậm, hiệu quả kinh tế thấp. Năm nay đối tương nuôi mới nhưng nhờ  tuân thủ nghiêm ngặt quy trình theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Qua hơn 4 tháng nuôi tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá vượt 20% yêu cầu so với yêu cầu. Trọng lượng bình quân của cá leo đạt 1,2 kg, cá vượt đàn đạt 2,5kg, với giá bán 80.000đ/kg, bản thân tôi thấy rất hiệu quả, ước lượng sau 4 tháng lãi ròng sau khi trừ chi phí gần 90  triệu đồng”.
         Trao đổi với chúng tôi ông Hồ Văn Toàn, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh cho biết, năm nay lần đầu trên địa bàn xã triển khai nuôi đối tượng cá leo và đã mang lại hiệu quả lớn. Việc phát triển và mở rộng đối tượng mới như cá leo là vấn đề cần thiết và cần được nhân rộng trên địa bàn, mặt khác tạo nên sự đa dạng về đối tượng nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay. Ông Toàn mong muốn thời gian tới cấp trên cần hỗ trợ thêm các mô hình nuôi cá như mô hình anh Dũng, không chỉ cá leo mà còn các loài giống mới khác, qua đây góp phần giúp các hộ gia đình và địa phương phát triển kinh tế, tăng thu nhập.
Với kết quả đạt được cho thấy mô hình nuôi cá leo trong lồng trên hồ đập thực sự mang lại hiệu quả. Đây cũng là cơ sở để nhân rộng mô hình trên các hồ đập khác tại địa bàn tỉnh Quảng Trị. Cá leo là loài cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao.
image 20230112003001 1
image 20230112003001 2

        Trao đổi với chúng tôi ông Phan Văn Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết trong 5 năn trở lại đây Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã đưa cá leo vào nuôi với nhiều hình thức khác nhau, đã chuyển giao, xây dựng nhiều mô hình điểm “Nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất” cho các hộ dân trên địa  bàn tỉnh, tại huyện Vĩnh Linh (năm 2019), huyện Cam Lộ (năm 2020) và tại huyện Gio Linh (năm 2021), năm 2022 lần đầu tiên triển khai nuôi cá leo trong lòng bè. Những mô hình triển khai đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại những niềm vui cho nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây cũng là nơi để các hộ dân đến tham quan, học tập kinh nghiệm, có thêm hướng đi mới. Thời gian đến, Trung tâm Khuyến nông sẽ liên kết với các doanh nghiệp để hỗ trợ nông dân trong việc chọn mua nguồn giống ở những nơi tin cậy cũng như giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm, góp phần đẩy mạnh phong trào nuôi cá tại địa phương, nhằm tận dụng diện tích mặt nước phát triển nghề nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Bài & ảnh: Phan Việt Toàn-TTKN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây