Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trịhttp://khuyennong.quangtri.gov.vn/uploads/baner1.png
Chủ nhật - 05/03/2023 22:12
Được sự hỗ trợ của dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)”. Vụ Đông Xuân 2022-2023 nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình Sản xuất lúa Canh tác tự nhiên, với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh.
Mô hình triển khai tại vùng ruộng Hạ Mua, thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn, với 38 hộ tham gia trên diện tích 7,5ha, sử dụng giống lúa HN6. Triển khai mô hình Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành tập huấn và hướng dẫn ủ chế phẩm, làm phân compost, Ủ đạm cá, làm men IMO3; hướng dẫn làm canxi phốtpho từ vỏ trứng, và xương cá; hướng dẫn làm thuốc trừ sâu thảo mộc từ gừng, ớt tỏi và thuốc lá để bón lúa cho các hộ dân.
Hiện nay sau 20 ngày gieo trồng các hộ dân đang tiến hành phun thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh cung cấp dưỡng chất cho lúa đẻ nhánh. Ông Lê Đình Vinh, thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn cho biết vụ Đông Xuân này gia đình ông triển khai làm 1500 m2 lúa canh tác tự nhiên, sau khi được tập huấn, hướng dẫn thì ông bắt tay vào làm, quá trình làm ông tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỷ thuật để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng phục vụ cho gia đình và bán cho người tiêu dùng.
“Tôi thấy việc sử dụng chế phẩm sinh học và thuốc trừ sâu thảo mộc để phun cho lúa, thay cho phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hóa học nên hoạt động chăm sóc cây lúa của gia đình tôi và các hộ dân nơi đây rất thuận lợi. Bản thân tôi đi phun thuốc nhưng không cần nhiều bảo hộ lao động, nếu hít phải thuốc thảo mộc sẽ không gây hại, có thể tăng thêm sức đề kháng, trị cảm”, ông Vinh vui vẽ nói.
Nguyên tắc của phương pháp canh tác tự nhiên là tôn trọng tự nhiên, dựa vào nguồn lực có sẵn trong tự nhiên thay cho việc thâm canh dựa vào hóa chất để tạo ra năng suất vượt trội, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ đất, nguồn nước, làm nền tảng căn bản cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Ông Đặng Ngọc Dĩnh – Nhóm trưởng nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn cho hay: “năm 2016 nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn được thành lập với 11 hộ, và những năm qua các hộ dân duy trì sản xuất lúa canh tác tự nhiên với diện tích 3ha. Nhóm canh tác lúa tự nhiên rất muốn nhân rộng mô hình, nhưng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn, về kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của dự án FMCR và Trung tâm Khuyến nông sẽ là cơ hội tốt đề nhóm chúng tôi kết nạp thành viên, phát triển diện tích, tiến tới sản xuất hàng hóa và cung cấp cho thị trường với số lượng lớn”.
Triển khai mô hình sản xuất lúa theo canh tác tự nhiên giúp cải thiện đất và nguồn nước, tăng nguồn vi sinh vật có lợi trong đất; không sử dụng hóa chất, sản phẩm của mô hình đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sống.
Trong quá trình chăm sóc lúa canh tác tự nhiên sẽ có 9 lần phụ thuốc thảo mộc và các dưỡng chất để cung cấp cho cây phát triển và bảo vệ sâu bệnh. Chiều nay sau khi phụ thuốc thảo mộc cho lúa giai đoạn để nhánh xong, ông Lê Quang Đại cùng một số hộ dân thôn Đồng Văn tranh thủ câu cá tại các mương nước quanh ruộng. “làm lúa canh tác tự nhiên này thích lắm, vì canh tác tự nhiên nên cua cá trên ruộng lúa rất nhiều, vài ba bữa hết thức ăn là chiều chiều tôi lại ra câu ít cá, gặp các hộ ra đồng chăm ruộng lúa, nói cười thoải mái không phải bịt khẩu trang kín mít như những khu ruộng phun thuốc hóa học”. Nhìn nụ cười và giỏ cá câu được trên ruộng lúa canh tác tự nhiên của ông Đại và các hộ dân cho thấy mô hình rất thân thiện với môi trường, giảm ô nhiểm và bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái đồng ruộng. Sản phẩm làm ra cũng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Tham gia mô hình ngoài việc được trang bị về kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác lúa tự nhiên người dân được hỗ trợ về kiến thức tìm kiếm thị trường và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản. Được biết, tuy năng suất lúa canh tác tự nhiên thường thấp hơn lúa canh tác thông thường, nhưng giá bán lại cao hơn 25 - 30% nên sẽ cho thu nhập cao hơn nhiều so với sản xuất lúa truyền thống. Với sản phẩm sạch, thân thiện môi trường sẽ tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống và có điều kiện hơn trong công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng ven biển của địa phương.
ông Lê Đình Vinh đang phun chế phẩm thảo mộc cho lúa