CÂY HUYẾT ĐẰNG

Chủ nhật - 04/04/2021 23:00
Ảnh: Internet
Ảnh: Internet
Huyết đằng là một cây thuốc nam đã được phát hiện từ rất lâu và được ghi chép lại trong các sách về thuốc cách đây hàng trăm năm. Loại cây này thường được gọi bằng nhiều cái tên khác như “phong đằng”, “hoạt huyết đằng”, “cửa tầng phong”, không ít người cũng gọi chúng bằng cái tên khá đáng sợ đó là “dây máu người”, “dây huyết gà”. Tên khoa học của cây là Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd et Wils, thuộc họ đậu. Huyết đắng là loại dây leo thân dài đến 10m, có vỏ ngoài màu hơi nâu. Theo đông y, cây huyết đằng có vị đắng, ngọt, tính bình, thường được sử dụng nhiều để bổ máu và điều trị nhiều căn bệnh khác nhau. Loại cây này thường sử dụng cho những đối tượng như: người ốm yếu, suy nhược cơ thể, Phụ nữ kinh nguyệt không đều; người già bị phong thấp, đau nhức; người khí huyết hư hàn.
 
Cây Huyết đằng thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đất, núi đá vôi; đôi khi gặp ở kiểu rừng thưa nửa rụng lá hơi khô. Chúng có thể sống được trên nhiều loại đất: feralit đỏ hay vàng trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ sông suối. Độ cao phân bổ thường không vượt quá 1600m. Ở Việt Nam, sự phân bố của cây trãi dài từ các tỉnh phía Bắc vào đến các tỉnh Nam trung bộ và Tây nguyên.
Thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có rất nhiều thương lái trong và nước ngoài, đặc biệt là thương lái người Trung Quốc tìm mua với khối lượng lớn về loài cây này nên đã xảy ra tình trạng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tìm kiếm và khai thác cây huyết đằng một cách triệt để đem bán với giá giao động từ 4- 5 nghìn đồng trên 1 kg thân tươi. Để đảm bảo việc phát triển rừng tự nhiên bền vững và cung cấp nguồn dược liệu lâu dài, cũng như một phần tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng nguồn thu nhập nhất là đối với người đồng dân tộc thiểu số sống gần rừng.
Thiết nghĩ, Đã đến lúc các cơ quan chức năng về công tác quản lý, bảo vệ rừng nên vào cuộc điều tra, xác minh và hướng dẫn cho người dân khai thác một cách có hiệu quả lâm sản ngoài gỗ mà không gây tổn hại đến tài nguyên rừng nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng trên địa Tỉnh.
Lê Văn Phan Tuấn- BQL Khu BTTN Đakrông

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây