CÂY RÂU HÙM Loài cây thuốc nam giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu

Thứ tư - 26/05/2021 22:36
Cây Râu hùm (Tacca chantrieri André) thuộc họ Râu hùm (Taccaceae) là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Ở Việt Nam, cây râu hùm còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như: phá lủa, hoa mèo đen, co nốt khao (Tày), nưa, cẩm địa la, pinh đỏ (K`dong), cu dòm (Ba Na), Tza dụ (Mông), bèo nìm sam (Dao)… Ở tỉnh Quảng Trị, Cây phân bố ven các dòng suối, dưới tán các cây rừng nơi có độ ẩm cao, có nhiều giá trị về làm cây cảnh, kinh tế và dược liệu.
CÂY RÂU HÙM Loài cây thuốc nam giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu
Râu hùm là cây sống lâu năm, cao từ 50 - 80cm, có thân rễ dài ở trên mặt đất, nhiều đốt và hơi cong. Lá mọc từ phần đầu thân rễ, phiến lá hình trái xoan gần giống như lá dong, dài 30 - 50cm, rộng 15 - 20cm, đầu nhọn, gốc tù và hơi lệch, có màu xanh lục bóng, mép nguyên, hơi lượn sóng, cuống lá dài 20 - 30cm. Cụm hoa gồm nhiều hoa màu tím, tập trung trên đầu một cuống dài 10 - 50cm, hoa trông như bộ râu con hổ.  Ở tỉnh Quảng trị cây râu hùm nở hoa, tạo quả vào tháng 4 đến tháng 6. Cây có thể nhân giống vô tính bằng cách cắt ngang thân rễ thành từng khúc nhỏ dày khoảng 2 - 3cm, chấm vào tro bếp rồi vùi trong cát hoặc đất ẩm.
image 20210527091603 2
Cây râu Hùm tự nhiên trong rừng
Cây râu hùm có vị cay đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, chỉ thống, lương huyết, tán ứ. Thân rễ thường được người dân giã nhỏ đắp ngoài để chữa thấp khớp, Lá được người dân dùng làm thức ăn để phòng bệnh, chữa bệnh đau dạ dày. Ở Trung Quốc, thân rễ được dùng trị nhiều bệnh, trong đó có viêm loét dạ dày và hành tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa, giải độc ngộ độc thực phẩm. Dịch cồn chiết từ thân rễ của cây có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư vú. Cây râu hùm được người dân thu hái quanh năm. Đây là một vị thuốc được sử dụng thường xuyên ở các vùng miền núi, người dân sau khi thu hái về rửa sạch, thái lát phơi hay sấy khô. Có thời điểm người Trung Quốc thu mua với giá cao từ 600.000 - 800.000 đồng/kg thân rễ phơi khô. Hiện tại được nhiều trang mạng rao bán 290.000 đồng/kg tươi, hoặc bán theo củ 29.000 đồng/củ.
Với những giá trị về mặt dược liệu và kinh tế,làm cảnh như trên, Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông mong muốn có những thu thập, nghiên cứu sâu hơn nữa về tác dụng chữa bệnh của cây râu hùm ở địa phương nhằm bảo tồn, khai thác và phát huy hiệu quả nguồn lợi này. Đặc biệt, để mang lại lợi ích kép cả về xây dựng kinh tế và bảo vệ rừng bền vững cần có các nghiên cứu ứng dụng các mô hình trồng cây dưới tán rừng dưới dạng cây trồng dược liệu. Việc nhân giống cây râu hùm sẽ vừa tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc, vừa giải quyết việc làm, sớm góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế cho người dân miền núi./.
Phan Văn Tiến-  BQL Khu BTTN Đakrông

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây